Đã thành nếp, cứ 8h30 sáng chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, Chi hội phụ nữ bản Cằng xã Môn Sơn, lại tổ chức sinh hoạt một lần. Nhà văn hóa bản, lại nhộn nhịp, rôm rả như hội. Đúng giờ, không ai bảo ai, từ các hướng, từng nhóm chị em với nhiều bao, túi tập trung đông đủ. Họ đến dự sinh hoạt vừa để cân, bán rác. Sân nhà văn hóa trở thành nơi tập kết rác nhựa, giấy hoặc vỏ lon... đã được phân loại cẩn thận từ các gia đình. Đại lý mua phế liệu tiến hành cân từng loại rác. Người gom được nhiều 100.000 đồng, người ít cũng được vài chục nghìn. Số tiền này được gom lại làm quỹ chi cho các hoạt động hội, đặc biệt để giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn.
Bà Vi Thị Huyền, ở bản Cằng xã Môn Sơn nói: “Trong nhà của tôi, tôi thấy chai nhựa,bọc ni lông,lon bia vứt lung tung tôi thấy cũng ô nhiễm, tôi thu gom để góp cho chị em phụ nữ bán lấy tiền giúp đỡ những chị em gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ".
Đã thành nếp, cứ 8h30 sáng chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, Chi hội phụ nữ bản Cằng xã Môn Sơn, lại tổ chức sinh hoạt một lần. Nhà văn hóa bản, lại nhộn nhịp, rôm rả như hội. Đúng giờ, không ai bảo ai, từ các hướng, từng nhóm chị em với nhiều bao, túi tập trung đông đủ. |
Mô hình biến rác thải thành tiền giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn là một trong chuỗi hoạt động của ngày Chủ nhật xanh do Hội liên hiệp phụ nữ xã Môn Sơn, triển khai bắt đầu từ năm 2019, được thực hiện theo cách thức khá giản đơn và đã thu hút đông đảo chị em hội viên tham gia. Để mô hình đi vào hoạt động và đạt hiệu quả, Hội liên hiệp phụ nữ xã Môn Sơn đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn hội viên cách phân loại rác thải và xử lý rác , các loại rác có thể tái chế được như chai nhựa, bao bì thu gom riêng để bán phế liệu, sau đó vận động hội viên hàng tháng, quỹ khi tổ chức sinh hoạt Chi tổ Hội, hội viên sẽ mang phế liệu đến các điểm tổ chức sinh hoạt, cán bộ, Chi, Tổ hội liên hệ người mua phế liệu đến thu mua. Số tiền sau khi quyên góp được sẽ được ghi chép rõ ràng . Dù số tiền đóng góp từ mô hình này không nhiều lắm nhưng xử lý rất hiệu quả về môi trường và giúp đỡ một số chị em hội viên trong lúc ốm đau bệnh tật cũng như mua con giống phát triển chăn nuôi. Với ý nghĩa đó đầu năm 2020 mô hình biến rác thành tiền đã được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn xã, thu hút hàng trăm hội viên tham gia đóng góp.
Đại lý mua phế liệu tiến hành cân từng loại rác. Người gom được nhiều 100.000 đồng, người ít cũng được vài chục nghìn. Số tiền này được gom lại làm quỹ chi cho các hoạt động hội, đặc biệt để giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn. |
Chị Vi Thị Thuận - Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Môn Sơn cho hay: “Từ khi thực hiện cuộc vận động 5 không, 3 sạch do trung ương hội phát động nó gắn kết tiêu chí XDNTM, trong đó có tiêu chí XD MT về cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, Hội liên hiệp phụ nữ có ý tưởng tập hợp chị em lại duy trì vận động thành lập được mô hình biến rác thành tiền . Với nội dung biến rác thành tiền, các rác thải ở hộ gia đình minh đem lại tập hợp để bán có một nguồn quỹ để đi thăm hỏi các chị em có hoàn cảnh khó khăn lúc ốm đau hoạn nạn, hai là giúp cho các hộ nghèo mua con giống. Tuy đồng tiền nhỏ nhưng có niềm tin hy vọng..”
Chi hội phụ nữ bản Thái Hòa, xã Môn Sơn trao bò giống cho gia đình hội viên Vi Thị Duyệt. |
Là một hộ nghèo của bản Thái Hòa, xã Môn Sơn, nhận thấy gia cảnh của chị Vi Thị Duyệt quá khó khăn chi hội phụ nữ bản đã tích góp được số tiền từ chương trình biến rác thải thành tiền mua cho 1 con bò giống trị giá 10 triệu đồng để hỗ trợ gia đình chị chăn nuôi phát triển kinh tế. Qua đó thể hiện tinh thần tương thân, tương ái tăng cường sự đoàn kết giữa các hội viên. Chính bản thân chị Duyệt cũng không ngờ rằng giờ đây chính gia đình mình cũng nhận được số tiền hỗ trợ từ mô hình này: “Hoàn cảnh gia đình tuổi quá khó khăn, muốn phát triển kinh tế cũng không có tiền để mua con giống, nhờ chi em hỗ trợ giúp đỡ tôi mua con lợn giống, từ đây gia đình cố gắng chăm sóc để phát triển kinh tế".
"Mô hình biến rác thải thành tiền để hỗ trợ các chị em có hoàn cảnh khó khăn đã trở thành phong trào có tính nhân văn sâu sắc, tác động, lan tỏa mạnh mẽ, mang lại hiệu quả rất thiết thực. Sau khi phong trào này được nhân rộng ra nhiều địa phương, trong năm 2023, toàn huyện Con Cuông đã có hơn 30 mô hình, thu gom hàng nghìn cân phế liệu, bán được hơn 100 triệu đồng, tặng trên 1000 con giống; trao 38 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn mua sách vở và 77 thẻ bảo hiểm cho các hội viên nghèo" - chị Lữ Thị Khuyên, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Con Cuông, Nghệ an trao đổi.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin