Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: internet |
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất tăng 7,5% mỗi năm với học phí mầm non, phổ thông. Khung học phí năm học 2021-2022 (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, hoặc đã đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
Những trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định, học phí được thu tối đa bằng 2 lần mức trần trên.
Mức trần khung học phí đối với các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần.
Dự kiến học phí ở bậc mầm non và phổ thông từ năm học 2021-2022 |
Tại tờ trình dự thảo, Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất khung học phí năm học 2021-2022 được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025; vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học. Việc tăng học phí đối với bậc mầm non - tiểu học (cấp học đang được nhà nước hỗ trợ học phí) được cho là sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, mà người thụ hưởng trực tiếp là người học.
Đối với THCS và THPT, mức tăng học phí trung bình 7,5% tính từ năm học 2021-2022 cũng được lý giải là mức tăng tương ứng với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến giai đoạn 2021-2030, theo dự báo của Trung tâm thông tin và dự báo, Tổng cục thống kê.
Theo Bộ GD-ĐT, việc tăng học phí giúp các trường có thêm nguồn kinh phí đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin