Theo đó, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học (ĐH) và chương trình đào tạo (CTĐT) chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.
Chuẩn đầu vào của CTĐT thạc sĩ: Người học phải tốt nghiệp ĐH (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp ĐH hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.
Chuẩn đầu vào của CTĐT tiến sĩ: Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ ĐH (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên); có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu.
Ảnh minh hoạ. |
Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT cũng quy định khối lượng học tập như với chương trình đào tạo ĐH có 2 mức.
120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành;
CTĐT chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
CTĐT thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
CTĐT tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
Trong thông tư, Bộ GD&ĐT cũng quy định rất rõ các điều kiện đi kèm để đảm bảo chất lượng đào tạo như chuẩn đầu ra, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng viên...
Theo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, các quy định của Thông tư đã cập nhật những kinh nghiệm tốt về quản lý chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiệm cận với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những điểm mới đó có thể kể đến như quy định của Thông tư yêu cầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo phải đảm bảo phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như chuẩn chương trình theo nhóm ngành, lĩnh vực. Điều này giúp quản lý được chất lượng đào tạo đồng bộ, tránh tình trạng cùng một ngành ở cùng một trình độ được đào tạo ở các trường khác nhau nhưng không đảm bảo những chuẩn mực chung tối thiểu để đào tạo ra nhân lực của ngành nghề đào tạo đó.
Do chuẩn CTĐT là những yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả CTĐT cần phải đáp ứng nên các cơ sở GDĐH hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các CTĐT để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình.
Với tiếp cận xuyên suốt theo hướng quản lý chất lượng đầu ra, việc “đánh giá đạt chuẩn đầu ra CTĐT” được xem là một yêu cầu mới đối với quản lý chất lượng đào tạo. Cách tiếp cận quản lý chất lượng này yêu cầu các cơ sở GDĐH không chỉ minh bạch chuẩn đầu ra cho các bên liên quan mà còn phải cung cấp được minh chứng người tốt nghiệp đạt được những chuẩn đầu ra mà cơ sở GDĐH đã tuyên bố với người học và các bên liên quan cũng như toàn xã hội.
Để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, Thông tư không quy định cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc” mà quy định những yêu cầu cơ sở GDĐH cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng các CTĐT.
Các nội dung quy định về chuẩn CTĐT đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành để phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đối với CTĐT, làm cơ sở đối sánh trong quá trình kiểm định CTĐT. Cách tiếp cận này hỗ trợ các cơ sở GDĐH có cơ chế “tự bảo vệ sức khỏe” bền vững cho các CTĐT và tạo tiền đề quan trọng để các CTĐT đạt được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong nước cũng như của quốc tế.
Quản lý chuẩn đầu ra không chỉ dừng lại ở việc minh bạch chất lượng CTĐT cho các bên liên quan mà còn phải “sử dụng kết quả đánh giá CTĐT để cải tiến chất lượng liên tục”. Đây chính là triết lý chính của bảo đảm chất lượng mà các nhà giáo dục trên thế giới vẫn đang hướng đến và cũng là một thực hành tốt hiện các nước có nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng.
Với cách tiếp cận sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng liên tục sẽ là “cú hích” để các cơ sở GDĐH thực hiện cải tiến chất lượng liên tục các CTĐT. Các yêu cầu về quản lý chất lượng đầu ra trong quy định này cũng hỗ trợ các cơ sở GDĐH xây dựng “hệ thống” bảo đảm chất lượng đồng bộ trong toàn trường để các CTĐT đều cùng hưởng lợi trong mô hình sinh thái đó.
Cách tiếp cận xây dựng bảo đảm chất lượng toàn hệ thống CTĐT phù hợp với quy trình quản lý chất lượng của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, cách tiếp cận này cũng được các tổ chức kiểm định của Đông Nam Á (AUN) và Hoa Kỳ sử dụng để tích hợp vào các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin