Theo thống kê, số lượng giáo viên thiếu trên cả nước hiện nay là 94.714 người, giáo viên thừa là hơn 10.178 người, số giáo viên đã giao nhưng chưa tuyển dụng là 42.774 người.
Căn cứ định mức giáo viên học sinh trên lớp, hiện ngành Giáo dục còn thiếu 65.980 giáo viên. Từ đó, có thể thấy, một nghịch lý đang tồn tại hiện nay là giáo viên vừa thiếu, vừa thừa, kể cả phần chưa tuyển dụng.
(Ảnh minh họa) |
Trên cơ sở số lượng học sinh trên lớp và số lượng giáo viên trên lớp, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, các địa phương phải đảm bảo dồn toàn bộ số điểm trường lại, để đảm bảo được quy mô học sinh trên lớp và đảm bảo được định mức giáo viên trên lớp.
“Năm 2022, chúng tôi đề nghị phải bổ sung ngay 27.850 biên chế giáo viên. Nếu chúng ta không bổ sung thì rất bức xúc cho tình hình giáo viên hiện nay. Bởi thứ nhất là tăng dân số, tăng quy mô học sinh rất lớn đối với mầm non. Hai là ngành giáo dục phải thực hiện 2 buổi trên ngày rồi. Thứ ba, bổ sung thêm một số bộ môn mới. Thứ tư là thực hiện giảm biên chế trong thời gian vừa qua. Nhiều vấn đề dẫn đến chuyện tồn đọng của giáo dục hiện nay chúng ta phải giải quyết dứt điểm, nếu không sẽ rất khó để đảm bảo được sự ổn định chung và yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị, tiếp tục hoàn thiện toàn bộ thể chế liên quan đến tự chủ và xã hội hóa: “Hiện nay tự chủ hoàn toàn chúng ta đảm bảo được khoảng 6%. Chúng ta tự chủ được khoảng 1 phần thì được 25,19%. Nếu như vậy, khi đẩy tiếp được khoảng 20% của tự chủ thì rút được giảm số người hưởng lương hay nói cách khác là giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Ở đây không phải là giảm biên chế mà chúng ta giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Cho nên vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra”.
Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ sẽ thống kê lại số lượng giáo viên để từ đó Bộ Chính trị quyết định về việc quản lý biên chế trong lĩnh vực này.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin