Ngày 22/11, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã bắt đầu hành trình từng bước "vén bức màn bí mật" về các lớp bên trong Trái Đất. Ảnh: anu.edu.au |
Nhóm nghiên cứu do các thành viên của ANU dẫn đầu đã triển khai sứ mệnh chưa từng có về trục vớt 27 máy đo địa chấn ở độ sâu lên tới 5.500m tại đáy đại dương Macquarie Ridge gần đảo Macquarie tại Nam Đại Dương - đại dương nhỏ nằm xa nhất ở phía Nam vĩ tuyến 60 độ Nam và bao quanh châu Nam Cực. Đây là khu vực có độ dốc lớn hơn so với bất kỳ ngọn núi nào khác trên bề mặt trái đất.
Thời gian để tìm kiếm, trục vớt mỗi máy đo địa chấn có thể mất từ 6 đến 8 giờ. Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã đưa tàu nghiên cứu RV Tangaroa của New Zealand thực hiện nhiệm vụ kéo dài 24 ngày này.
Nhà khoa học Hrvoje Tkalčić tại Trường Nghiên cứu Khoa học trái đất thuộc ANU cho biết, địa điểm tiến hành nghiên cứu nằm trong khu vực mà mảng kiến tạo Australia giao thoa với mảng kiến tạo Thái Bình Dương, song không được gọi là đới hút chìm, do vậy các trận động đất xảy ra ở khu vực này vẫn luôn là bí ẩn đối với nhân loại.
Từ nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã trăn trở với câu hỏi về thời điểm bắt đầu quá trình hút chìm. Họ đã tiến hành thăm dò các khu vực hút chìm đang hoạt động, cũng như đã biến mất trên khắp thế giới để đưa ra những giả thuyết, song vẫn có nhiều vấn đề chưa thể làm sáng tỏ. Do vậy, dự án trục vớt 27 máy đo địa chấn nói trên có thể giúp các nhà nghiên cứu từng bước tìm lời giải cho một trong những câu hỏi lớn nhất trong mảng kiến tạo này.
Sau khi được triển khai vào tháng 10/2020, 27 máy đo địa chấn này đã thu thập dữ liệu về các trận động đất mạnh dưới nước. Giới nghiên cứu hy vọng rằng các dữ liệu thu thập được sẽ giúp họ khai phá những bí ẩn về các lớp bên trong của trái đất, cũng như hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra động đất và sóng thần dưới nước.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin