Ảnh minh hoạ - Nguồn: internet |
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường kiểm tra, rà soát, bảo đảm tất cả các sự kiện hộ tịch (đặc biệt là đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử) được đăng ký đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật hộ tịch và cập nhật kịp thời trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung. Sau khi thông tin hộ tịch được đăng ký vào Phần mềm, việc điều chỉnh, sửa chữa, hủy bỏ thông tin, dữ liệu hộ tịch điện tử phải được thực hiện theo quy định pháp luật.
Trong quá trình rà soát, đối chiếu, cập nhật đồng bộ dữ liệu trong Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo nhiệm vụ được giao tại mục 3 của Công điện số 104/CĐ-TTg, nếu phát hiện có thông tin chưa chính xác hoặc chưa thống nhất thì cần kiểm tra kỹ hồ sơ, sổ đăng ký hộ tịch và căn cứ các quy định tại khoản 3 Điều 14, khoản 2 Điều 60 Luật Hộ tịch; khoản 1, khoản 2, Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; khoản 4 Điều 11 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến để xử lý, bảo đảm phù hợp theo đúng quy định của pháp luật hộ tịch.
Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp khẩn trương thực hiện việc tích hợp, cung cấp các thủ tục hành chính thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và thực hiện kết nối liên thông dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử, hoàn thành xong trước ngày 15/3/2022 để triển khai thực hiện chính thức trong tháng 3/2022. Đồng thời, sẵn sàng cho việc tái cấu trúc quy trình thực hiện các thủ tục này, tiếp tục cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh các thủ tục hành chính liên thông; đăng ký khai sinh – cấp thể bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi – đăng ký thường trú, đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
Tại Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 29/1/2022 về việc triển khai một số nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 -2025, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập Tổ Công tác, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện bảo đảm dữ liệu hộ tịch được đăng ký đúng quy định của pháp luật về hộ tịch; thiết lập cơ chế phối hợp tại cấp xã, cấp huyện để rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký và lưu giữ theo thẩm quyền đối với dữ liệu về dân cư; các dữ liệu tiêm chủng, an sinh xã hội với dữ liệu dân cư bắt đầu ngay từ tháng 1/2022. Thành phần tham gia gồm: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm dữ liệu về hộ tịch và dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin