Với diện tích 1 sào trồng ớt cay chỉ thiên, cứ đều đặn mỗi ngày gia đình chị Trần Thị Hiền thôn Tân Thắng, xã An Hòa thu hoạch 20 kg quả. Hiện tại, giá ớt cay nhập là 20 nghìn đồng/ kg,ị thu về 400 nghìn đồng.
Chị Hiền chia sẻ: "Để ớt cay đạt hiệu quả tốt nhất thì phải thường xuyên luân phiên ruộng trồng, không nên canh tác liên tục cây giống trên một diện tích. Qua đó, nhằm hạn chế được các loại sâu bệnh gây hại và chất đất mới sẽ giúp cây ít bị nghẹt rễ, sinh trưởng, phát triển nhanh, cho năng suất cao hơn. Năm nay, ở giai đoạn xuống giống gặp thời tiết thất thường nên tốn nhiều công chăm sóc và tỷ lệ đậu quả cũng có phần kém hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, đầu vụ giá bán cao, tăng từ 8 – 12 nghìn đồng/kg so với thời điểm này của năm 2020. Vì vậy, dự kiến một một sào ớt cay gia đình chị thu về từ 10 – 15 triệu đồng"
Nông dân Quỳnh Lưu thu hoạch ớt đầu vụ với niềm vui được giá. |
Còn đối với gia đình bà Lê Thị Tuyết đã có 4 năm liên tục trồng ớt cay. Nhờ phương thức chăm bón khoa học, tích cực bơm nước tưới cho cây trồng khi khô hạn nên diện tích ớt cay của gia đình bà luôn ra hoa và đậu quả nhiều. Chỉ với hơn 350 m2 trồng ớt nhưng mỗi vụ cho bà thu nhập 10 triệu đồng. Bà Tuyết chia sẻ: Đối với vụ ớt năm nay, hơn 1.000 cây ớt của gia đình cho quả tương đối nhiều nhưng so với vụ ớt năm 2020 vẫn bị kém hơn về sản lượng. Mặc dù vậy nhưng công ty về thu mua sản phẩm với giá tương đối cao nên bà con ai cũng vui mừng, phấn khởi. Hiện tại, hàng ngày bà đều ra đồng thu hoạch khoảng 2 yến quả và dự kiến sẽ kéo dài việc hái ớt đến hết tháng 6.
Xã An Hòa có 15 ha ớt cay chỉ thiên đang trong giai đoạn thu hoạch. |
Toàn xã An Hòa có 15 ha ớt cay, chủ yếu tập trung ở HTX Toàn Thắng. Tính tại thời điểm này, ớt cay vẫn là loại cây có giá trị kinh tế cao nhất tại địa phương. Do đó, bà con rất chú trọng đến công tác phòng chống bệnh cho cây trồng, nhất là những loại bệnh thường gặp như: rầy, sương mai, thán thư.
Mỗi sào ớt dự kiến đạt giá trị trên 10 triệu đồng. |
Theo bà con nông dân,ì bệnh thán thư do nhiều loại nấm gây ra và hiện chưa có thuốc đặc trị. Nếu cây trồng mắc bệnh này thì thường héo rũ, chết và lây lan sang gốc cây khác qua gió, côn trùng. Để phòng loại bệnh này hiệu quả, người dân thường chú trọng đến việc bón phân NPK cân đối, phun các chế phẩm dễ hấp thụ qua lá, rễ, thân theo khuyến cáo của cán bộ nông nghiệp xã, HTX, giúp cây cứng, không bị rụng hoa và quả. Đồng thời, làm cho quả ớt bóng, đẹp.
Quả ớt trên đồng đất xã An Hòa kích cỡ khá đồng đều, mẫu mã đẹp. |
"Trồng ớt cay tuy tốn nhiều công chăm sóc nhưng về giá trị thì cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác. HTX có chính sách hỗ trợ cây giống, cung ứng phân bón chất lượng và bao tiêu sản phẩm nên hàng năm nhân dân An Hòa đều tích cực sản xuất giống ớt cay chỉ thiên. Năm nay, dự kiến tổng sản lượng 1 sào đạt 7 tạ, nếu duy trì ở mức giá bình quân chung 15 nghìn đồng/kg như hiện nay bà con thu về gần 3 tỷ đồng" - ông Hoàng Văn Bình, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng cho biết.
Do không có mưa nên người dân thường xuyên bơm nước vào chân ruộng tạo độ ẩm giúp cây phát triển. |
Đây là năm thứ 7, xã An Hòa canh tác các loại giống thuộc loại ớt ngọt, ớt chỉ thiên. Loại cây trồng này đã khẳng định được giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác ở địa phương, đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân Quỳnh Lưu.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin