Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP về công tác phòng, chống dịch COVID-19, kể từ 0 giờ ngày 18-7, tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định) từ Hà Nội đến 37 tỉnh, TP và ngược lại (trong đó có 14 tỉnh, TP đã tạm dừng hoạt động vận tải tại văn bản số 3098/SGTVT-QLVT ngày 7-7-2021 của Sở GTVT Hà Nội), gồm các tỉnh, TP: Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và 33 tỉnh, TP từ Thừa Thiên Huế trở vào phía Nam (trừ xe hợp đồng chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất). Chỉ cho phép hoạt động trở lại nếu sau 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng (theo công bố của Bộ Y tế) hoặc đến khi có thông báo mới.
Đối với 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh đã có thông báo tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đến Hà Nội (theo văn bản số 1529/SGTVT-QLVT&PT ngày 29-6-2021 của Sở GTVT Hưng Yên, 1531/SGTVT-P5 ngày 16-7-2021 của Sở GTVT Hải Dương, số 845/SGTVT-KHHTC-ATGT ngày 19-5-2021 của Sở GTVT Bắc Ninh), Sở GTVT TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải, khai thác bến xe nghiêm túc chấp hành cho đến khi có thông báo mới.
Chỉ cho phép hoạt động trở lại nếu sau 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng (theo công bố của Bộ Y tế) hoặc đến khi có thông báo mới.
Tại Hà Nội, nhiều bến xe khách như Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát... lâm cảnh đìu hiu cả năm nay, giờ lại càng vắng vẻ hơn. Ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc bến xe Giáp Bát - cho biết: “Dịch bệnh bùng phát lần thứ 4, đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của hành khách. Đợt dịch này, đã kéo dài và xuất hiện ở nhiều tỉnh, TP trên cả nước. Lượng khách hiện nay đến bến giảm 90%. Trước khi có dịch mỗi ngày bến xe có hơn 800 lượt xe xuất bến nay chỉ còn khoảng 200 lượt hoạt động cầm cự. Hiện tại, bến xe đã phải cắt giảm 70% nhân viên nghỉ quay vòng không lương”.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin