Tại điểm cầu trung tâm, dự và chỉ đạo Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.
Chủ trì tại điểm cầu Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. |
Năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với phương châm thích ứng linh hoạt, Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ, hầu hết các chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch.
Bộ NNN&PTNT cũng đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thuỷ sản để đạt “Mục tiêu kép’’.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu đã báo cáo về kết quả tăng trưởng KT-XH của tỉnh năm 2021. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghệ An vẫn đạt 6,2%. Các chỉ tiêu cơ bản của ngành nông nghiệp đều hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch, cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt cao nhất từ trước tới nay.
Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu kiến nghị, đề xuất tại hội nghị. |
Tỉnh Nghệ An kiến nghị, đề xuất với Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ 4 nội dung bao gồm: xem xét và sớm sửa đổi Nghị định số 58/2018 về bảo hiểm nông nghiệp; cho phép Nghệ An đánh giá kết quả 3 năm nhằm rà soát lại mục tiêu, xác định rõ định hướng, những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu xây dựng huyện Nam Đàn trở thành nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch vào năm 2025; Cho phép địa phương được xử lý nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2018 trở về trước còn tồn dư; Bổ sung đập sông Lam vào quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin