Qua khảo sát, kiểm tra các điều kiện, cơ sở hạ tầng và khả năng đầu tư, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu đã chọn hộ anh Vũ Thế Đông ở xóm 1, xã Quỳnh Bá để hỗ trợ kinh phí, triển khai xây dựng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm qua đông, quy mô 60 m2 bể nuôi, với 12.000 con giống.
Các đại biểu tham quan mô hình “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm qua đông bằng thức ăn công nghiệp tại hộ gia đình anh Vũ Thế Đông (xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu). |
Trong quá trình thực hiện mô hình, anh Đông được cán bộ Trung tâm hỗ trợ về kỹ thuật và thực hiện đúng hướng dẫn từ thiết kế bể nuôi, chọn giống, cách chăm sóc, quản lý và phòng trừ dịch bệnh, nhất là vào mùa đông dùng bạt che toàn bộ nhà nuôi và thắp bóng đèn hồng ngoại để nâng nhiệt độ cho lươn khi thời tiết dưới 20 độ C.
Hàng ngày, anh Đông trộn VitaminC, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho lươn.
Thắp bóng đèn hồng ngoại để nâng nhiệt độ cho lươn khi thời tiết lạnh sâu. |
Đến nay sau hơn 9 tháng thả nuôi, lươn phát triển tốt, kích cỡ đồng đều, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt 2%, năng suất đạt 250 – 300 kg/bể nuôi 6m2.
Dự kiến trong những ngày tới anh Đông sẽ thu hoạch khoảng 2 tấn lươn thịt.
Toàn cảnh hội thảo. |
Sau khi trực tiếp tham quan mô hình, các đại biểu đánhh giá, mô hình này dễ thực hiện, ít tốn công chăm sóc, sau khi thả giống thì vật nuôi thích ứng nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Bên cạnh đó, lươn được nuôi trong nhà, có từng bể riêng biệt nên dễ kiểm soát các yếu tố môi trường, thuận lợi trong phòng trừ dịch bệnh và quan trọng lươn có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ tốt, đầu ra ổn định.
Thông qua hội thảo nhằm giúp các hộ dân có cơ hội trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi lươn trong vùng, từ đó, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình nuôi lươn sạch không bùn trong thời gian tới.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin