Người dân miền núi Con Cuông phải vào tận rừng sâu để thu hái lá dòng rừng về bán. |
Nhu cầu lá dong phục vụ cho việc gói bánh chưng vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc đang tăng cao, nhất là vào những ngày cận Tết Nguyên đán Quỹ Mão. Vì vậy, người dân tại nhiều địa phương ở huyện Con Cuông như Đôn Phục, Châu Khê, Môn Sơn, Thạch Ngàn ...đã vào rừng tìm hái lá dong về nhập cho các thương lái.
Lá dong sau khi thu hái về được xếp thành từng bó đem bán cho thương lái. |
Những ngày giáp tết bà Vi Thị Hoa, bản Châu Định, xã biên giới Châu Khê cũng như nhiều người đã tạm gác lại công việc nương rẫy để vào rừng tìm hái lá dong về bán. Bà Hoa cho biết: “Nghề lấy lá dong rừng này cũng không hề đơn giản mà phải đi bộ đường rừng mất 3-4h đồng hồ. Thường người dân mang theo cơm đùm và đi về trong ngày có khi đến ngày hôm sau mới về được.Tuy vất vả nhưng mỗi ngày hái được 1-2 nghìn lá dong , đem bán 800-900 nghìn có khi được 1 triệu, cũng có đồng vô, đồng ra trang trải chi tiêu trong dịp Tết”.
Cây lá dong có hai loại, gồm: lá dong lông hay còn gọi là lá dong tẻ, loại thứ 2 là dong nếp có hai mặt đều nhẵn nên người ta thường dùng để gói các loại bánh. Lá dong rừng có màu xanh óng, lá dai, tròn to nên được ưa chuộng. Lá dong có thể cho thu hoạch quanh năm, lá mọc tầm hai tháng là cắt được.
Trong khi chờ thương lai thu mua, lá dong được bó lại cẩn thận và đặt vào chậu nước, nhằm bảo quản cho la dong khoog bị hư hỏng. |
Dịp này, bà Vi Thị Hoàng, bản Xiềng xã Đôn Phục cũng tranh thủ vào rừng thu hái lá dong về bán. Bà Hoàng chia sẻ: “Năm nào cũng thế cứ gần dến Tết là lại vào rừng thu hái lá dong về bán. Tuy vất vả nhưng cũng có thêm thu nhập. Được cái lá dong hái về đều được các thương lái ở xuôi lên thu mua hết và có tiền liền nên người dân phấn khởi”.
Từ khoảng đầu tháng 12 Âm lịch, bà con bắt đầu vào rừng hái lá dong nhập cho thương lái. Thời điểm công việc bận rộn nhất từ khoảng ngày 15 - 25/12 Âm lịch. Đây là công việc mang lại thu nhập cao của người dân các địa phương khu vực gần bìa rừng ở huyện miền núi Con Cuông trong dịp này.
Lá dong được nhúng vào chậu nước để bảo quản. |
Theo người dân nơi đây cho biết, mỗi ngày, người dân thường vào rừng tìm hái lá dong từ tờ mờ sáng đến chiều được khoảng 2.000 lá dong. Với giá 350 đồng/lá, trung bình mỗi người vào dịp Tết có thể kiếm được vài triệu đồng từ công việc hái lá dong rừng. Nhiều gia đình huy động 2 - 3 người đi hái lá dong.
Hiện cây lá dong còn đươc nhiều người dân miền núi đem về trồng trong vườn vừa phục vụ nhu cầu gói bánh của gia đình vừa bán trang trải chi tiêu. |
Để lấy được những bó lá dong ưng ý, những người dân ở đây phải đi bộ hàng chục cây số, băng qua nhiều ngọn đồi, khe suối gập ghềnh để vào sâu trong rừng.
Lá dong sau khi hái được bó lại cận thận nhằm bảo quản không cho lá hư hỏng. Trong thời gian chờ nhập cho thương lái, bó lá dong được đặt phần cuống vào chậu nước và thay thường xuyên. Nhờ đó mà lá dong xanh rất lâu, không bị úa vàng. Nếu bảo quản đúng cách, lá dong có thể để được hơn 1 tháng mà vẫn xanh, tươi.
Ống giang phục vụ gói bánh chưng được người dân chuẩn bị bán tết. |
Theo chị Nguyễn Thị Hạnh, một thương lái đến từ huyện Đô Lương, thời điểm này trung bình mỗi ngày chi thu gom hàng nghìn bó lá dong của bà con trong bản. Lá dong sau khi thu mua tập kết một chỗ rồi chở về xuôi bán.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin