Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Con Cuông cần cơ cấu quỹ đất phù hợp, mở rộng diện tích rừng trồng

21:19, 26/02/2019
Nhằm chuẩn bị Hội thảo Định hướng phát triển nhanh bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ’’, chiều ngày 26/2, đoàn công tác của tỉnh và các chuyên gia đã đến thăm và làm việc tại huyện Con Cuông.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ Trưởng, Bộ Thương mại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Tổ trưởng tổ Tư vấn KT-XH tỉnh Nghệ An; Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng viên kinh tế Việt Nam;  các chuyên gia và đại diện Sở, ngành cấp tỉnh.

Toàn cảnh buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, huyện Con Cuông báo cáo thực trạng sản xuất Lâm nghiệp và chế biến lâm sản trên địa bàn. Theo đó hiện nay huyện Con Cuông có tổng diện tích tự nhiên 173.831,2  Ha; trong đó đất rừng, đất lâm nghiệp 162.728,33  ha, được quy hoạch với 3 loại rừng gồm: rừng đặc dụng 74.361,91 ha; rừng phòng hộ: 18.568,14 ha; rừng sản xuất: 62.034,58. Diện tích đất có rừng 147.645,05  ha . Trữ lượng gỗ tự nhiên: 18.836.516,7  m3; độ che phủ rừng 84,9%. Hiện đất chưa có rừng 15.083,28  ha.

Huyện Con Cuông chủ yếu diện tích rừng tự nhiên, trong khi đó rừng trồng còn chiếm diện tích ít.
Huyện Con Cuông chủ yếu diện tích rừng tự nhiên, trong khi đó rừng trồng còn chiếm diện tích ít.

Công tác bảo vệ rừng được thực hiện nghiệm túc, không xảy ra điển nóng về tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Diện tích rừng tự nhiên hiện có 47.632 ha trong đó 1.274,67 ha rừng giàu, 1.466,58 rừng trung bình còn lại là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng phục hồi. Diện tích rừng trồng  trên địa bàn huyện là 12.142,70 ha .Hàng năm trồng rừng tập trung đạt từ 1400 ha đến 1800 ha trong đó 500 ha đến 600 ha trồng mới. Việc khai thác và chế biến  gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng. các sản phẩm lâm nghiệp  trên địa bàn huyện chủ yếu là nhập thô cho các nhà máy, phần ít được chế biếu tiêu thụ trên địa bàn.

anh 4 hiện nay độ che phủ rừng Con Cuông đạt gần 85%.
Hiện nay độ che phủ rừng Con Cuông đạt gần 85%.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác của tỉnh và các chuyên gia đã tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung: Công tác trồng và phát triển diện tích rừng trên địa bàn; tình hình cung ứng nguyên liệu chế biến lâm sản hiện nay.

anh 3 đồng chí trương Đình Tuyển định hướng các giải pháp triển lâm nghiệp trên địa bàn Con Cuông.
Đồng chí trương Đình Tuyển định hướng các giải pháp triển lâm nghiệp trên địa bàn Con Cuông.

Các đại biểu cho răng hiện nay độ che phủ rừng Con Cuông đạt gần 85%, song chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên, quỹ đất sản xuất trồng rừng ít. Các chuyên gia cũng đã phân tích, đánh giá, định hướng phát triển trong thời gian tới.

ảnh 5 Phó GĐ sở nông nghiệp nêu các giải pháp thời gian tới để huyện Con Cuông phát triển được SX lâm nghiệp trên địa bàn
Lãnh đạo sở nông nghiệp nêu các giải pháp thời gian tới để huyện Con Cuông phát triển được sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

Theo đó nên cơ cấu lại quỹ đất cho phù hợp, mở rộng diện tích rừng trồng, cần có kiến nghị chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên sang rừng sản xuất, nên giảm độ che phủ rừng để tăng quỹ đất sản xuất, nâng cao chất lượng rừng bằng mọi giá; có chính sách thâm canh lại rừng sau khai thác.

anh 2 lãnh đạo huyện Con Công cho biết một số khó khăn về thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp truyên địa bàn huyện
Lãnh đạo huyện Con Công cho biết một số khó khăn về thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp truyên địa bàn huyện.

Tại buổi làm việc phái huyện Con Cuông cũng đã có một số đề xuất và kiến nghị: Hỗ trợ nghiên cứu trồng và khai thác cây dược liệu dưới tán rừng một số vùng trong Vườn Quốc gia Pù Mát. Thu hút đầu tư, xây dựng nhà máy đáp ứng yêu cầu chế biến, sản xuất tinh, quy mô đủ lớn cho vùng nguyên liệu địa bàn khu vực Tây Nam nhằm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân. Đề nghị Trung ương, Tỉnh hỗ trợ kinh phí; ban hành hướng dẫn đảm bảo thực hiện các chính sách liên quan công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, phát triển vùng nguyên liệu .
Bá Hậu - Lữ Thân