Trước đó, ngày 1/10, lực lượng chức năng đã phát hiện một ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn. Cụ thể, trong đàn lợn của hộ ông Nguyễn Văn Thạch, xóm Đồng Trường, xã Nghĩa Hội có 15 con lợn rừng có trọng lượng 749,3kg có biểu hiện bỏ ăn bất thường, sốt cao, xuất huyết, tiêu chảy… 6 con trong đàn bị chết. Huyện Nghĩa Đàn đã tiêu hủy 259 con lợn với trọng lượng 14.234 kg và công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Trong hơn 3 tháng qua, UBND huyện Nghĩa Đàn đã chỉ đạo các ngành liên quan và chính quyền các xã tập trung lực lượng phòng, chống, khống chế, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng. Tại 11 xã có dịch, chỉ có 1 ổ dịch ở xóm Hồng Thọ xã Nghĩa Hồng lây lan ra điểm dịch thứ 2.
Nghĩa Đàn là một trong những địa phương có tổng đàn lợn lớn so với các huyện, với gần 38.000 con. Kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện, đó là tuân thủ đúng quy định của ngành thú y tỉnh trong công tác phòng chống dịch; tuyên truyền sâu rộng đến người dân tác hại của dịch, có cơ chế giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các xã, xóm trên địa bàn.
Sau khi công bố hết dịch tả lợn châu Phi, UBND đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tiếp tục giám sát tình hình dịch bệnh, áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định, đặc biệt tại khu vực ổ dịch cũ, các hố chôn xác lợn; hướng dẫn người dân tiêu độc, khử trùng môi trường khu vực chăn nuôi, khu vực có nguy cơ cao dễ phát sinh nhằm tránh dịch bệnh tái phát; thực hiện tốt đợt tiêm phòng trên đàn vật nuôi. Cùng với đó, tăng cường quản lý việc tái đàn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi nhằm nhanh chóng khôi phục chăn nuôi trên địa bàn./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin