Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 87/2020. Thông tư có hiệu lực từ ngày 18/2/2022.
Đáng chú ý, tại Điều 9 Thông tư này quy định, bản điện tử giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn.....) có giá trị sử dụng như giấy tờ hộ tịch bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến; có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Ảnh minh họa. |
Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn bản điện tử mà không cần có bản giấy đối chiếu khi làm các thủ tục hành chính. Khi người dân xuất trình Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn bản điện tử, cán bộ làm thủ tục hành chính sẽ quét mã QRcode, từ đó biết được các thông tin chi tiết của các loại giấy tờ này.
Cơ quan chức năng cũng hướng dẫn cách lấy bản điện tử giấy khai sinh, đăng ký kết hôn có mã QR Code như sau: Người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến sẽ truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn và khai thông tin theo biểu mẫu.
Cuối cùng, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả bằng một trong các phương thức sau: Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua gmail hoặc kho quản lý dữ liệu điện tử của mình; Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp; Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch bằng đường bưu điện; Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký.
Khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, phương thức quản lý dân cư thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bắt đầu được thay thế bằng số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Nhà chức trách cũng quyết định "khai tử" sổ hộ khẩu giấy vào cuối năm 2022.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin