Đó là bệnh nhân Nguyễn Khắc Toàn (49 tuổi, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Trước khi vào viện khoảng 2 tuần bệnh nhân xuất hiện sốt cao, ho khạc đờm đục, tức ngực khó thở đã đi khám và điều trị một vài cơ sở khám chữa bệnh. Nhưng bệnh không có dấu hiệu cải thiện vẫn còn sốt, ho khạc đờm, khó thở nhiều nên vào khám và nhập viện tại Bệnh viện Phổi Nghệ An.
Theo BS.CKI. Nguyễn Thị Hằng, đây là một trong những ca Whitmore nặng, nguy kịch, diễn biến kéo dài nhiều lúc tưởng chừng “bó tay” nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các bác sỹ, điều dưỡng khoa HSCC-CĐ cùng với sự cộng tác từ người nhà trong công tác chăm sóc và điều trị tích cực cho người bệnh, cuối cùng cũng đã thành công. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang tiến triển tốt, không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viện phổi Nghệ An cứu sống bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. |
Bệnh Whitmore thường có các dấu hiệu lâm sàng đa dạng phức tạp nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Bệnh có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Thành công này là sự đúc kết về trình độ và năng lực chuyên môn, về kinh nghiệm, sự chăm sóc toàn diện và công tác điều trị tích cực của các bác sỹ, điều dưỡng tại khoa HSCC-CĐ, Bệnh viện Phổi Nghệ An.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin