Sáng 31/1/2004, ca ghép gan đầu tiên của Việt Nam là bé Nguyễn Thị Diệp, 10 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định. Người cho gan là cha của bé, anh Nguyễn Quốc Phòng, 31 tuổi. Bác sĩ mổ chính, người Nhật Masatoshi Makuuchi là người lấy gan của người cho. Tại hai phòng mổ có 12-14 người, trong đó có 2 hoặc 3 bác sĩ là phẫu thuật viên chính.
Quá trình mổ cắt gan của Diệp cũng gặp khó khăn. Tiến trình bóc tách gan của anh Phòng lâu hơn dự kiến. Quá trình cắt gan hỏng của cháu Diệp cũng gặp khó khăn vì các tổ chức trong ổ bụng bị dính do trước đây, Diệp đã phải mổ để nối đường mật với ruột. Chủ trì ekip ghép gan là PGS.TS Lê Thanh Hải (Học viện Quân Y) PGS TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư và một giáo sư người Nhật.
Nguyễn Thị Diệp và bố sau ca ghép gan cách đây gần 17 năm. Nguồn: internet |
Sau ca ghép gan thành công vào đầu năm 2004, sức khỏe của Diệp ổn định dần. Cô gái trẻ quay trở lại cuộc sống và làm công việc điều dưỡng tại Học viện Quân y. Nhưng gần một năm trở lại đây sức khoẻ của Diệp có vấn đề khi cô tụt cân, mệt mỏi, men gan tăng. Bác sĩ cho biết cô có chỉ định ghép gan lần 2 để tiếp tục duy trì cuộc sống.
Khoảng 1 tuần nay, Diệp được gia đình đưa về nhà để chuẩn bị cho đợt ghép gan thứ 2 nhưng sức khỏe của cô suy kiệt dần và qua đời rạng sáng nay.
Diệp bị teo đường mật bẩm sinh, đã qua phẫu thuật Kazai (nối đường mật với ruột) từ lúc 3 tuổi, đến năm 9 tuổi em bị xơ gan, chảy máu. Diệp được nhận gan từ một trong hai người cho là ông nội (Nguyễn Quốc Được, 56 tuổi) hoặc bố (Nguyễn Văn Phòng 31 tuổi). Nhưng cuối cùng, người cho gan phù hợp là bố em.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin