(Ảnh minh họa: Guardian) |
Ông Mikael Dolsten, Giám đốc Khoa học của Pfizer, hãng dược của Mỹ và đối tác Đức BioNTech đã bắt đầu thiết kế phiên bản vaccine để đặc biệt chống lại biến thể Delta được cho là có khả năng lây lan mạnh hơn so với chủng ban đầu.
Tuy nhiên, Pfizer và BioNTech cho rằng, hai hãng này không cần thay thế phiên bản vaccine có hiệu quả cao đang được sử dụng.
Ông Dolsten giải thích, nguyên nhân làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech tại Israel thời gian gần đây phần lớn là do tình trạng lây nhiễm ở những người đã tiêm phòng từ tháng 1 và 2-2021.
Bộ Y tế Israel cho biết, hiệu quả của vaccine này trong ngăn chặn lây nhiễm và bệnh có triệu chứng giảm xuống 64% trong tháng 6 vừa qua.
“Vaccine của Pfizer đạt hiệu quả cao trong chống lại biến thể Delta. Tuy nhiên, sau sáu tháng, người được tiêm chủng có thể bị tái nhiễm khi các kháng thể giảm dần như dự đoán”, ông Dolsten nói trong một cuộc phỏng vấn.
Pfizer cho biết sẽ sớm công bố đầy đủ bộ dữ liệu về Israel. Ông Dolsten nhấn mạnh, dữ liệu của Israel và Anh cho thấy, ngay cả khi số lượng kháng thể giảm, vaccine vẫn đạt hiệu quả khoảng 95%.
Trong cuộc thử nghiệm lâm sàng được tiến hành năm 2020, vaccine do Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển đã đạt hiệu quả tới 95% trong việc ngăn ngừa triệu chứng của Covid-19.
Theo dữ liệu ban đầu trong nghiên cứu của Pfizer, mũi tiêm thứ 3 tạo ra lượng kháng thể cao gấp từ 5 đến 10 lần so với mũi tiêm thứ 2. Do đó, mũi tiêm thứ 3 có thể mang lại hiệu quả bảo vệ rất triển vọng.
Ông Dolsten cho biết, nhiều quốc gia tại châu Âu và một số khu vực khác đã tiếp cận Pfizer để thảo luận về các mũi tiêm nhắc lại. Một số quốc gia có thể bắt đầu tăng mũi tiêm trước khi Mỹ phê duyệt phương án tiêm chủng này.
Dolsten nhấn mạnh, ông tin rằng các mũi tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng đối với nhóm người cao tuổi.
Giám đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla khuyến cáo, cần tiêm nhắc lại vaccine của hãng này 12 tháng/1 lần, tương tự chế độ tiêm vaccine ngừa cúm.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin