Quân đội Trung Quốc hiện gồm 1,9 triệu binh lính. (Ảnh: Reuters) |
Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 15/6, được báo chí nhà nước gọi là bước thử nghiệm và tập trung vào việc mở rộng “các chiến dịch quân sự không phải chiến tranh”.
Mỹ có chương trình tương tự từ năm 1993.Từ năm 2013, Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc đã trình một đề xuất về việc tăng cường hoạt động thời bình của quân đội Trung Quốc.
Theo bản tin của Xinhua, sắc lệnh gồm 6 chương sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hoạt động thời bình của quân đội Trung Quốc nhằm bảo vệ “tài sản, duy trì chủ quyền quốc gia, an ninh, các lợi ích phát triển và ổn định khu vực”.
Sắc lệnh được đưa ra sau khi Trung Quốc ký thoả thuận an ninh với Quần đảo Solomon nhằm bảo vệ các khoản đầu tư ở đảo quốc này. Sắc lệnh cũng được ban hành trong bối cảnh căng thẳng địa - chính trị với Mỹ gia tăng vì vấn đề Đài Loan (Trung Quốc). Mâu thuẫn ở eo biển Đài Loan liên quan đến nhiều hoạt động vùng xám, trong đó chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) nhiều lần tố lực lượng của đại lục điều máy bay vào vùng nhận dạng phòng không để gây sức ép.
Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc viết trong đề xuất trình lên từ năm 2013 rằng các hoạt động quân sự không phải chiến tranh là “phương tiện quan trọng chiến lược để đạt được ý định chính trị và hỗ trợ mở rộng các lợi ích của đất nước”.
“Đánh bại lực lượng của kẻ thù mà không cần giao chiến là trạng thái tối cao của xung đột quân sự”, đề xuất viết.
Cũng theo viện này, “các hoạt động quân sự phi chiến tranh ở nước ngoài, với sự tham gia của quân đội nước ngoài, cũng đòi hỏi phải thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phối hợp với cơ quan dân sự và quân sự ở những nước đó và với các tổ chức quốc tế”.
Đề xuất cho rằng các hoạt động phi chiến tranh sẽ giúp tạo nên “hình ảnh tuyệt vời cho quân đội và đất nước”, nhưng cũng cảnh báo “các lực lượng có động cơ thầm kín hoặc báo chí nước ngoài” có thể gây ra những vấn đề về quan hệ công chúng bằng cách vu khống các hoạt động của Trung Quốc.
Trong những trường hợp cực đoan, kiến nghị cho rằng quân đội và các lực lượng vũ trang phải triển khai quản lý và kiểm soát dư luận bằng cách thống nhất.
“Khi cần thiết, cần phải kiểm soát và hạn chế tin tức trên các phương tiện truyền thông nước ngoài”.
Không rõ kiến nghị của viện này đóng góp bao nhiêu phần vào sắc lệnh vừa được ông Tập Cận Bình ký. Nội dung sắc lệnh chưa được công khai.
Sắc lệnh được ký trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh đang có quân đội lớn nhất ở châu Á và trở thành bên cạnh tranh trực tiếp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Quân đội Trung Quốc hiện có 1,9 triệu binh lính và 350 tàu chiến. Mỹ có 1,3 triệu binh lính và 249 tàu chiến, nhưng vượt trội Trung Quốc về sức mạnh của các máy bay chiến đấu, tên lửa và đầu đạn hạt nhân.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin