Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh thành. Ảnh minh họa - Nguồn: internet |
7 tỉnh thành đó là: Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka. Thời hạn tuyên bố này có hiệu lực là một tháng kể từ ngày 7/4-6/5.
Thủ tướng Abe nhấn mạnh rằng chính phủ mong muốn mọi người hạn chế ra ngoài hết mức có thể nhằm ngăn chặn bệnh dịch bùng phát. Tuy nhiên, ngay cả trong khi tình trạng khẩn cấp đã được ban bố, thì việc phong tỏa khu vực nào đó sẽ không diễn ra. Các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe bus vẫn hoạt động, hệ thống siêu thị vẫn mở cửa.
Những trường hợp ra ngoài với mục đích như; đi khám chữa bệnh, mua nhu phẩm, thuốc men, đến nơi làm việc, hoạt động thể thao, duy trì sinh hoạt thông thường không thuộc đối tượng bị hạn chế.
Riêng đối với những trường hợp có triệu chứng nhiễm bệnh nhẹ không cần nhập viện thì có thể tự chữa ở nhà. Nếu cần sự giúp đỡ của Bác sĩ thì có thể liên lạc qua internet, hoặc đường dây nóng để được tư vấn.
Do đó, người dân trong những khu vực thuộc đối tượng đặt trong tình trạng khẩn cấp cũng nên bình tĩnh.
Đồng thời, một gói hỗ trợ mới tương đương 108.000 tỷ yen (gần 1.000 tỷ USD) sẽ được tung ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối phó với dịch Covid-19.
Để giảm thiểu ảnh hướng đối với ngành giáo dục, Bộ trưởng Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đã đưa ra những hướng dẫn mới nhằm hỗ trợ việc học tập của tất cả các trường học phải đóng cửa tạm thời. Theo đó, Thống đốc các tỉnh thành sẽ có thể sẽ yêu cầu các trường nghỉ học dựa trên tình hình khẩn cấp mà địa phương này phải đối diện.
Theo số liệu thống kê, Thủ đô Tokyo tuy là địa phương có số người nhiễm bệnh cao nhất nước, nhưng tỷ lệ người nhiễm trên đầu người thì tỉnh Fukui của Nhật lại đứng số 1 với tỷ lệ 7,66 người/100.000 người.
Đến thời điểm chiều ngày 6/4, Tokyo có 1.033 người nhiễm, Osaka 408 người và Fukui với 59 người.
Trong khi đó, Tokyo có tỷ lệ 7,41 người , Kochi là tỉnh thấp nhất với 4,78 người /100.000 người./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin