Điểm cầu Nghệ An có các đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND; Nguyễn Thanh Hiền - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội dự hội nghị.
Tại điểm cầu Nghệ An. |
Góp ý vào dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), nhiều ý kiến của các tỉnh, thành phố đánh giá Luật bảo vệ môi trường năm 2014 sau 5 năm thực hiện đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình thực thi, Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đối với công tác bảo vệ môi trường, vì vậy Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) lần này gồm có 17 chương, 176 điều đã quy định rất cụ thể về cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường. Do đó, một số vấn đề liên quan đến quy định về các loại thuế, phí về môi trường, hay nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền để xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường đã được các tỉnh, thành phố quan tâm góp ý rất nhiều.
Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị. |
Bên cạnh đó, một số quy định không cần thiết về thủ tục hành chính, giấy phép con, quy định về mức độ phân vùng môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu của tự nhiên; đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro do biến đổi khí hậu đối với các đối tượng người dân, lĩnh vực và khu vực dựa trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội cũng được nhiều đại biểu góp ý cho Ban soạn thảo Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) lần này.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi đã đặt môi trường trở thành vấn đề trung tâm trong phát triển của đất nước. Trong dự thảo lần này có nhiều chính sách mang tính cách mạng với tư duy đổi mới, đặc biệt là có vi trò và tính pháp lý giúp các tỉnh, thành tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Quan trọng hơn, những vấn đề có tính lâu dài, chiến lượ được quy định trong Dự thảo Luật khi được góp ý, tổng hợp sẽ tạo thuận lợi rất lớn để Bộ Tài nguyên& Môi trường làm cơ sở đóng góp vào Nghị quyết Đại hội của ngành trong những năm tới.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin