Tham dự buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Giai đoạn 2016 - 2020, ngành Nông nghiệp đã thực hiện 152 mô hình trên địa bàn 50 xã của 11 huyện, thị xã vùng miền núi với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Nhiều chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên do nguồn kinh phí để bố trí cho việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, dự án về khoa học và công nghệ hiện nay hạn chế nên không duy trì được lâu. Bên cạnh đó khâu quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa chưa được chú trọng nên sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc và miền núi có giá thấp, khả năng cạnh tranh kém trên thị trường.
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát HĐND tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực của việc thực hiện chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An từ 2016 đến nay.
Đoàn đã chỉ ra 1 số vấn đề bất cập trong quá trình triển khai đó là: Việc đào tạo nghề cho lao động dân tộc vùng miền núi chưa hiệu quả; Một số vùng nguyên liệu chủ lực của tỉnh đang có chiều hướng bị thu hẹp; Thiếu tính liên kết giữa chuyển giao khoa học và công nghệ với xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, một số mô hình cho năng suất cao, nhưng bị sâu bệnh nhiều; Không nên thực hiện đầu tư các mô hình cây ăn quả ở vùng miền núi vì không hiệu quả và thiếu đầu ra sản phẩm.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin