|
Toàn cảnh buổi làm việc |
Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo đoàn ĐBQH Nghệ An.
|
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn báo cáo tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi. |
Vùng miền núi và biên giới tỉnh Nghệ An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, về an ninh, quốc phòng và đối ngoại, trong đó có hơn 468km đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và nhà nước đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới của Nghệ An. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình, chính sách chưa hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức thấp; tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi, dân tộc còn cao so với bình quân chung của toàn tỉnh... Quá trình thực hiện các chính sách vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.
|
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi phát biểu tại buổi làm việc. |
|
Thành viên đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc. |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cho biết: Việc thực hiện giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội có rất nhiều ý nghĩa. Cùng với ghi nhận những kết quả, các thành viên của đoàn cũng đã gợi mở cho tỉnh rất nhiều vấn đề liên quan đến các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng biên giới…
|
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc. |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng chia sẻ: Thời gian qua, KT – XH Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực và khởi sắc hơn đối với các huyện miền núi, dân tộc và biên giới đang rất khó khăn, nhất là đối với 6 huyện biên giới. Tỷ lệ hộ nghèo tại khu vực này cũng gấp 3 lần so với mức bình quân chung của toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người tại 27 xã biên giới ước tính đạt khoảng trên 20 triệu/năm. Do điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội nên việc đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2021 để phát triển kinh tế - xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng, tỉnh đã nỗ lực để thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.
|
Lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự buổi làm việc. |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khẳng định: Nghệ An đặt quyết tâm cao để hoàn thành 3 chương trình mục tiêu quốc gia: xoá nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển KT - XH các vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Liên quan đến các chính sách hỗ trợ, tỉnh cũng sẽ rà soát và xây dựng chính sách cho vùng dân tộc, miền núi, nhất là 27 xã vùng biên giới. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Ban Dân tộc tỉnh tiếp thu các ý kiến của đoàn công tác, tiếp tục hoà thiện báo cáo để gửi đoàn công tác…
|
Đồng chí Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu kết luận tại cuộc làm việc. |
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân đánh giá cao những kết quả của Nghệ An trong thực hiện chính sách phát triển KT – XH, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chia sẻ với những khó khăn đặc thù của địa phương, đoàn công tác cũng đề nghị Nghệ An tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng miền núi, dân tộc thiểu số và biên giới. Với tỉnh, cần có chính sách riêng đối với 27 xã biên giới; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chính sách đối với đồng bào dân tộc, miền núi; sử dụng đúng mục đích nguồn lực của chương trình mục tiêu quốc gia đối với các địa phương miền núi./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin