|
Đoàn công tác làm việc với tỉnh Nghệ An. |
Tham gia đoàn công tác về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Thị An Chung - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4; đại diện lãnh đạo các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và các phòng, ban liên quan.
|
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Thành Vinh phát biểu tại cuộc làm việc. |
Tại Nghị quyết 135, Quốc hội đã thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích hơn 1.130 ha trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Trong đó diện tích trên địa bàn Nghệ An gần 545 ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2021 tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hơn 360 ha. Phần còn lại gần 185 ha chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng và đang chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí tiếp nguồn kinh phí trồng rừng thay thế.
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu tại cuộc làm việc. |
UBND tỉnh cũng đã phê duyệt phương án trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền trồng rừng thay thế tại Quyết định số 657 với tổng số tiền hơn 36,2 tỷ đồng. Đồng thời đã ban hành 3 Quyết định phân bổ kinh phí cho các đơn vị chủ rừng để thực hiện. Đến nay, các chủ rừng đã phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán và đang triển khai trồng hơn 233 ha.
|
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Thủy phát biểu kết luận cuộc làm việc. |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị địa phương tập trung rà soát khối lượng và các vấn đề phát sinh. Phương án trồng rừng thay thế phải đảm bảo cân đối được về điều kiện tự nhiên, xã hội. Diện tích rừng trồng thay thế đang phân tán nên phải xây dựng sơ đồ để theo dõi, giám sát và lưu trữ hồ sơ. Đồng thời lưu ý địa phương một số vấn đề như việc di dân tái định cư cần có phương án chặt chẽ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Một số đề xuất của tỉnh cũng đã được đoàn giám sát nghi nhận như việc điều chỉnh chủ trương đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện dự án Hồ chứa nước bản Mồng đến 31/12/2026, mở rộng thêm đối tượng trồng rừng, bố trí bổ sung kinh phí trồng rừng thay thế kịp thời theo phương án điều chỉnh sau khi rà soát lại.
|
Đoàn giám sát kiểm tra công tác tái định cư để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng trên địa bàn huyện Quỳ Châu. |
Trước đó, đoàn giám sát đã đi thực địa nắm bắt tình hình trồng rừng thay thế ở huyện Quỳnh Lưu; Kiểm tra công tác triển khai hạ tàng tái định cư tại khu vực đập phụ ở xã Châu Bình; Kiểm tra các hạng mục thuộc hợp phần công trình đầu mối và hợp phần Công trình Thủy điện. Hiện cả hai hợp phần này đã hoàn thành 95% khối lượng, tuy nhiên do kinh phí hợp phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tăng cao còn vướng mắc thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư nên chưa giải phóng được mặt bằng lòng hồ dẫn đến hai hợp phần này đang tạm dừng thi công.
|
Công trình hồ chứa nước Bản Mồng |
|
Đoàn công tác thị sát công trình hồ chứa nước Bản Mồng |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin