Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn báo cáo tại cuộc làm việc. |
Báo cáo của Ban Dân tộc cho thấy: vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Nghệ An chiếm 83% diện tích tự nhiên và chiếm 36% dân số toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số hiện chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh. Những những năm qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những bước khởi sắc. Tuy nhiên, đây vẫn là địa bàn còn nhiều khó khăn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; kết cấu hạ tầng thiếu, chưa đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; giáo dục, y tế có mặt còn hạn chế; một số bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp bị mai một.
Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh phát biểu tại cuộc làm việc. |
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Hồng Hoa phát biểu tại cuộc họp. |
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Ban Dân tộc đang được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Trung ương giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện gần 2.650 tỷ đồng. Trong hai năm 2022, 2023, UBND tỉnh đã giao cho các đơn vị thực hiện trên 2.144 tỷ đồng.
Phó Bí thư Đảng ủy Chu Bá Long phát biểu tại cuộc họp. |
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh: Qua cuộc làm việc đã giúp các Sở, ngành hiểu biết và chia sẻ với những khó khăn đặc thù của đội ngũ làm công tác dân tộc; từ đó phối hợp tốt hơn với Ban Dân tộc trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác dân tộc. Người đứng đầu UBND tỉnh khẳng định đây là lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, nhất là đối với địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc làm việc. |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng ghi nhận sự thống nhất, đoàn kết và nỗ lực khắc phục khó khăn của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đóng góp vào kết quả chung của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nổi bật, đã tham mưu có hiệu quả cho HĐND, UBND tỉnh về công tác dân tộc, chính sách đối với dân tộc, trong đó có Chỉ thị số 17 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2026, định hướng đến năm 2030; Bước đầu triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chăm lo đến công tác chính sách đối với người có uy tín; Triển khai thực hiện chính sách bình đẳng giới; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; Chăm lo sinh kế cho đồng bào; Phối hợp với các Sở, ngành để thực hiện các chương trình phối hợp một cách hiệu quả; Chú trọng công tác CCHC, xây dựng bộ máy để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả quản lý Nhà nước lĩnh vực dân tộc.
Lãnh đạo các Sở, ban ngành dự cuộc làm việc. |
Ghi nhận, biểu dương những đóng góp của Ban Dân tộc tỉnh trong thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng lưu ý về một số khó khăn, hạn chế liên quan đến công tác dân tộc. Đó là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao; Người dân vẫn còn nhiều hạn chế trong tiếp cận các chính sách, điều kiện để phát triển so với đồng bằng; Tỷ lệ giải ngân Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất thấp.
Thống nhất với các nhiệm vụ được đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung lưu ý Ban Dân tộc tỉnh cần tập trung một số nội dung cần triển khai trong thời gian tới; Xác định rõ vị trí công tác dân tộc trong điều kiện thực tế của tỉnh để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc, từ đó tiếp tục tham mưu cho tỉnh và triển khai có các cơ chế, chính sách, chương trình liên quan đến dân tộc; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cả người làm công tác dân tộc và đồng bào, từ đó làm thay đổi tư duy, hành động trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở vùng miền núi, khuyến khích người dân cố gắng vươn lên thoát nghèo; Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chính sách, lồng ghép các chương trình MTQG nhằm tạo điều kiện cho đồng bào nâng cao mức sống, có điều kiện tiếp cận công bằng ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục; Thu hẹp khoảng cách phát triển; Quan tâm nhiều hơn nữa cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là ở cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các ngành để triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến công tác dân tộc; tạo điều kiện để vùng dân tộc và miền núi phát triển ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, việc làm, bảo tồn các giá trị văn hóa...; Quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo; tăng cường với các địa phương nắm địa bàn, tránh phát inh những điểm nóng về an ninh trật tư; chú ý đến công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh; Thực hiện đối ngoại công tác dân tộc đối với các tỉnh nước bạn Lào có chung đường biên với Nghệ An.
Đại diện các Sở, ban ngành dự cuộc làm việc. |
Ban Dân tộc tỉnh cũng cần chuẩn bị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trước mắt như: Tham mưu đại hội dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ 6 năm 2024; Phối hợp thực hiện tổng điều tra thu thập thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024; Phối hợp với Ủy ban Dân tộc Chính phủ về việc thanh tra Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Tiếp tục quan tâm CCHC, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.
Đại diện các Sở, ban ngành dự cuộc làm việc. |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng đã giải quyết một số đề xuất, kiến nghị của Ban Dân tộc theo thẩm quyền, liên quan đến vấn đề: biên chế bộ máy, xây dựng chính sách đặc thù, kinh phí tổ chức một số hoạt động trong thời gian tới./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin