Dự và chủ trì tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. |
Trên cơ sở Quyết định số 1755 phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2016, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch, đề án, quy hoạch liên quan đến phát triển 12 ngành công nghiệp văn hóa. Bước đầu công nghiệp văn hóa trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điểm cầu Nghệ An |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa. Từ đó đã tạo điều kiện cho công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công nghiệp văn hóa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VGP |
Phân tích những tồn tại, hạn chế, chỉ ra các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu lên 6 quan điểm trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Trọng tâm là bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng; phát triển có trọng tâm, trọng điểm và theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; gắn liền với quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giao trách nhiệm cho các bộ, ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa, khuyến khích mọi sự tìm tòi, sáng tạo, tôn trọng tự do sáng tạo; Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa như hợp tác công – tư, thuế, tiếp cận vốn tín dụng; Mở rộng không gian sáng tạo và sáng tạo không có giới hạn; Lựa chọn lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh, bền vững./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin