Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước. Ảnh: VGP |
Bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam", vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược, linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên cường vì lợi ích quốc gia - dân tộc, ngành Ngoại giao cùng các ngành, các cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả các trụ cột, binh chủng đối ngoại và ngoại giao. Từ đó, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, mạng lưới quan hệ đối ngoại đã đạt được những bước phát triển mới về chất, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi. Trong thành tựu chung to lớn đó của đối ngoại, có đóng góp rất quan trọng của ngoại giao kinh tế.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An |
Với tỉnh Nghệ An, trong năm 2023, liên tục các hoạt động đối ngoại như: đón tiếp các đoàn quốc tế và đoàn đối ngoại đến thăm và làm việc; thành lập các các đoàn công tác thăm và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới đã góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, chiến lược; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới. Nhờ đó mà đến thời điểm này, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Nghệ An đạt hơn 1,41 tỷ USD.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Nghệ An. |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, từ sau Đại hội Đảng lần thứ 13 đến nay, công tác Ngoại giao Kinh tế có 6 thành tựu nổi bật. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian tới, công tác ngoại giao cần kế thừa thành tựu của giai đoạn trước và phát triển lên nữa, phù hợp với tình hình thế giới và giai đoạn hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên toàn thể về Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 32. (Ảnh cắt màn hình) |
Năm 2024 tình hình kinh tế thế giới khó khăn hơn, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành ngoại giao phải chủ động nắm chắc, dự báo tốt tình hình; thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về ngoại giao kinh tế, tổ chức thực hiện với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược mới; bám sát xu thế, bám sát thực tiễn, tập trung vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm, với quan điểm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin