Trên khắp đất nước Việt Nam, đường phố được trang trí bằng những bức tượng mèo và các cửa hàng chất đầy đồ trang trí theo chủ đề mèo.
Linh vật mèo tại Quảng Trị. |
Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc có chung 10/12 con giáp - chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Tuy nhiên, người VIệt tôn vinh con mèo thay vì con thỏ, con trâu thay vì con bò.
Có nhiều giả thuyết để giải thích tại sao Việt Nam lại chọn con mèo đại diện cho năm Mão.
Chuyên gia về văn hóa truyền thống Việt Nam Nguyễn Hữu Tín cho rằng câu trả lời có thể nằm ở những cánh đồng lúa được người nông dân Việt quý trọng.
Chia sẻ với APF, ông Tín cho biết: “Lúa nước là một phần quan trọng trong nền nông nghiệp của Việt Nam. Với mối đe dọa từ nhiều loại chuột trên đồng ruộng, những con mèo (có thể bắt chuột) trở thành loài động vật phổ biến với người Việt Nam. Một cách giải thích khác là người Việt Nam không muốn sống hai năm với hai con vật tương tự nhau. Họ coi chuột và thỏ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau”.
Cũng có giả thuyết cho rằng người Việt Nam đã tự giải thích từ thỏ trong tiếng Hán là “mao”, thành chữ “meo” trong tiếng Việt, có nghĩa là con mèo.
Ngoài ra, còn có cách lý giải khác, dù đã tiếp thu Thập Nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu hoàn toàn mô hình ở Trung Quốc mà thay đổi cho phù hợp với môi trường sống của mình.
Ảnh minh họa. |
Vì Việt Nam là văn hóa thảo mộc chứ không phải văn hóa thảo nguyên nên điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho loài mèo phát triển. Thỏ vốn không phải là động vật phổ biến và thân thuộc, chỉ được coi là loài hiền lành, dễ thương. Trong khi mèo được mệnh danh là "tiểu hổ" và gần gũi với đời sống các gia đình. Mèo còn thường xuyên xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài hát của người Việt.
Năm con mèo được cho là mang lại may mắn và thuận buồm xuôi gió ở Việt Nam.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin