Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Nam Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 6/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN |
Các kết quả nghiên cứu được Đại học Griffith công bố ngày 10/1 trên chuyên trang MedRxiv. Đây cũng là ngày Australia khởi động chương trình tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Theo đó, hơn 3 triệu liều vaccine được phân phối trong ngày để tiêm phòng cho 2,3 triệu trẻ em đủ điều kiện ngay trước thềm năm học mới.
Để có được kết luận trên các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình toán học dự báo dịch bệnh để đánh giá tác động của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ tới biểu đồ số ca mắc bệnh, nhập viện, tử vong và biến chứng do mắc bệnh hoặc do tác dụng phụ của vaccine ở cả người lớn và trẻ em. Mô hình dự báo cho thấy với trẻ từ 5-11 tuổi, số ca gặp các phản ứng phụ hoặc chứng viêm cơ tim sau tiêm vaccine phòng COVID-19 là rất hiếm. Việc tiêm phòng cho trẻ em có thể giúp giảm số ca mắc bệnh, nhập viện và tử vong ở người lớn, đặc biệt là ở nhóm chưa tiêm phòng. Theo Giáo sư Michael Good, Đại học Griffith, mô hình đã chỉ ra rằng việc tiêm phòng cho trẻ em tiềm ẩn nguy cơ rất thấp trong khi lại giúp giảm đáng kể những tác hại của dịch bệnh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lợi ích lớn nhất của việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ mang lại cho nhóm người trưởng thành nói riêng và cho toàn xã hội nói chung, có lẽ, sẽ được thể hiện rõ ràng nhất nếu kết hợp với các biện pháp phòng dịch khác như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, thói quen sát khuẩn, tiêm phòng cho người trưởng thành. Việc kết hợp các yếu tố này sẽ tạo ra hiệu quả tốt nhất trong giảm số ca mắc COVID-19. Dù mô hình dự báo trên được thực hiện với các thông số và dữ liệu đầu vào được thu thập trong thời gian biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 hoành hành nhưng các nhà nghiên cứu cũng tin rằng kết quả dự báo sẽ không có sự khác biệt nếu biến thể chủ đạo là Omicron.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin