Những người không nên ăn bưởi |
Người bị dạ dày, tá tràng không nên ăn bưởi
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Người đang đói không nên ăn bưởi. |
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó để lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Người bị suy thận
Do bưởi chứa nhiều kali, nên người suy thận ăn vào sẽ bài tiết rất khó.
Người bị suy tim
Vì ăn bưởi chứa nhiều Kali, sức lọc của thận giảm nên ảnh hưởng đến người bị suy tim.
Những 'đại kỵ' khi ăn bưởi, phạm phải có thể gây biến chứng chết người ảnh 2
Những đại kỵ khi ăn bưởi
Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Không ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Thông thường phải sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên.
Không ăn khi tiêu hóa kém
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng…
Không ăn khi đang dùng thuốc
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Đối với người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Thời điểm tốt để ăn bưởi. |
Do đây là trái cây chứa quá nhiều dinh dưỡng, có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Chính vì thế, nhiều người đã tùy tiện dùng chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mà thiếu kiểm soát. Chúng ta cần hết sức lưu ý khi ăn bưởi không được ăn lúc cơ thể đang quá đói. Nguyên nhân là do tương tự như quả chanh, thì trong quả bưởi, nhất là bưởi chua có nhiều axit. Khi cơ thể chúng ta đang đói, dạ dày chưa được tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào mà các bạn dùng bưởi hoặc nước ép bưởi sẽ lập tức gây kích thích dạ dày làm cào ruột, chướng bụng, đầy hơi.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn bưởi đó là nên ăn vào giấc sáng. Sau khi ăn sáng xong, chúng ta có thể ăn bưởi hoặc dùng nước ép bưởi để giúp tiêu hóa tốt hơn. Vào buổi sáng, khi ăn bưởi sẽ giúp duy trì một ngày làm việc, học tập tràn đầy năng lượng. Còn các thời điểm khác trong ngày, các bạn cũng có thể dùng bưởi nhưng phải đảm bảo là không ăn bưởi lúc đói.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin