Y tế

6 loại ung thư nguy hiểm nhất

19:35, 11/03/2023
 Ung thư nằm trong số các căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay với tỷ lệ sống sót và khả năng điều trị hạn chế, dưới đây là 6 loại ung thư nguy hiểm nhất.

Ung thư cùng với đột quỵ, thiếu máu cơ tim và bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm các bệnh lý không lây nhiễm.

Có hơn 100 loại ung thư đặc trưng bởi sự tăng trưởng tế bào bất thường. Nguyên nhân gây ra ung thư là sự đột biến gene, có thể tới từ tia xạ, hóa chất và virus. 

Ung thư là bệnh xảy ra do sự phân chia vô tổ chức của các tế bào. Chúng sẽ xâm lấn và phát triển trực tiếp đến các mô hoặc di căn đến các cơ quan lân cận. Không bao giờ có thể đảm bảo rằng ung thư sẽ không tái phát, vì tế bào ung thư có thể ẩn náu trong cơ thể mà không bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Dưới đây là 6 loại ung thư nguy hiểm nhất. 

Hầu hết người bệnh ung thư phổi khi phát hiện đã ở giai đoạn 3 hoặc 4. (Ảnh: Freepik)
Hầu hết người bệnh ung thư phổi khi phát hiện đã ở giai đoạn 3 hoặc 4. (Ảnh: Freepik)
Ung thư phổi 

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Khói thuốc và hút thuốc lá là những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh quái ác này.

Chỉ 17% người mắc ung thư phổi còn sống sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Với ung thư phổi chưa di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm là 54%, di căn gần thì khoảng 25% và di căn đến các bộ phận của cơ thể thì chỉ còn 4% sống được ít nhất 5 năm.

Tuy nhiên, ung thư phổi có thể được sàng lọc sớm thông qua chụp X-quang và CT phổi hàng năm.

Ung thư tụy 

Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư tụy là 7,2%, nên đây cũng được xem là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất trong các loại ung thư.

Tụy nằm ngay sau phúc mạc ổ bụng, có kích thước nhỏ, tiết ra enzyme để tiêu hóa thức ăn và sản xuất hormone để điều hòa đường huyết. Người sinh ra trong gia đình có người từng bị ung thư tụy, mắc bệnh xơ gan, bệnh dạ dày, bị tiểu đường,... có nguy cơ cao bị bệnh.

Khả năng phát hiện sớm bệnh lý này rất khó nên hầu hết trường hợp phát hiện ra khi bệnh đã xâm lấn và di căn.  

Hầu hết người bệnh ung thư phổi khi phát hiện đã ở giai đoạn 3 hoặc 4. (Ảnh: Freepik)
 Ung thư vú có thể sàng lọc sớm bằng các xét nghiệm. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ung thư vú

Tỷ lệ người mắc ung thư vú còn sống sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh ở giai đoạn I là xấp xỉ 100%, giai đoạn II là 93%, ở giai đoạn III là 72% và 22% trong giai đoạn IV.

Bệnh cũng có thể xảy ra ở nam giới. Gần 2.000 trường hợp ung thư vú nam trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2008.

Ung thư thường hình thành trong các ống dẫn sữa tới núm vú hoặc các tuyến sản sinh sữa ở phụ nữ. Năm 2010 gần 40.000 người chết vì ung thư vú.

Tuy nhiên, ung thư vú có thể sàng lọc sớm bằng các xét nghiệm chụp nhũ ảnh (phương pháp chính để tầm soát các khối u), kết hợp với siêu âm tuyến vú, chụp MRI để kiểm tra thêm hay làm sinh thiết để xác định chính xác có phải khối ung thư không.

Ung thư tuyến tiền liệt 

Ung thư tuyến tiền liệt nằm trong danh sách các loại ung thư nguy hiểm nhất , vì bệnh tiến triển chậm nhưng khi di căn thì lại diễn biến nhanh. Có tới 72% nam giới không qua khỏi căn bệnh này trong vòng 5 năm nếu ung thư đã di căn.

Nếu được phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị rất khả quan, hầu hết nam giới sống sau 5 năm kể từ khi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu.

Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có thể được chẩn đoán thông qua nhiều loại xét nghiệm khác nhau như xét nghiệm tìm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA), kiểm tra trực tràng kỹ thuật số, hoặc sinh thiết khu vực nghi ngờ có tế bào ung thư.

Ung thư gan

Giai đoạn đầu của bệnh thường không có dấu hiệu rõ rệt mà chỉ khi bệnh trở nặng mới phát hiện ra. Người bị ung thư gan thường chán ăn, giảm cân bất thường, nước tiểu có màu tối, vàng da,...

Nhóm nguy cơ cao với bệnh thuộc về người bị viêm gan B, thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống rượu bia,...

 

Ung thư vú có thể sàng lọc sớm bằng các xét nghiệm. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ở Việt Nam mỗi năm, bệnh ung thư gan cướp đi sự sống của trên 22.000 người.

Ung thư đại trực tràng

70% bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng phải đối diện với nguy cơ tử vong, tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì bệnh lý này lại có thể chữa khỏi với tỷ lệ trên 90%. 

Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao lên theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Ngoài ra, uống trên 3 ly rượu mỗi ngày, hút thuốc lá hay béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư đại trực tràng chủ yếu được sàng lọc qua nội soi. Các xét nghiệm mới như xét nghiệm tìm một số loại gen có trong các khối u đại tràng cũng có thể góp phần giúp chẩn đoán sớm.

Ngoài ra, một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn sử dụng vắc-xin ung thư để "huấn luyện" hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư đại tràng.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện