Uống nước ngải cứu có tác dụng gì là ăbn khoăn của rất nhiều người, nhất là các chị em. Dưới đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống nước ngải cứu có tác dụng gì?".
Đặc điểm của cây ngải cứu
Ngải cứu tên khoa học là Ar temisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae), là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.
Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp.
Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Dùng tươi, rửa sạch giã, lọc lấy nước uống.
Nếu có điều kiện, có thể tự trồng một vài khóm ngải cứu trong nhà. Cây rất dễ trồng, có thể mọc ở trong bóng râm, chỉ cần giâm cành.
Uống nước ngải cứu có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người |
Khi dùng, có thể cắt cả cây hoặc cành lớn, rửa sạch đất cát, buộc lại từng bó, treo phơi khô trong bóng mát (tránh nắng gắt), khi khô kiệt lá sẽ rụng xuống, gom lại, cho vào túi, cất ở nơi khô ráo, dùng dần.
Uống nước ngải cứu có tác dụng gì?
Theo các chuyên gia, dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 - 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn. Phương pháp uống trà này giúp lưu thông mạch, trừ rôm sảy, giảm viêm sưng, rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ.
Ngoài uống nước ngải cứu, lá ngải cứu khô (hoặc dùng ngải nhung cũng được), cho vào vải, làm thành cái gối để gối đầu. Phương pháp này trước đây thường được các đạo sĩ, các bậc tu trì dùng, giúp cho đầu óc của họ lúc nào cũng nhẹ nhàng, thanh thản, những người thường xuyên bị đau đầu do stress, do áp lực công việc, dùng gối đầu bằng ngải cứu sẽ tìm thấy niềm “thanh thản, nhẹ nhàng, khoan khoái”…
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống nước ngải cứu có tác dụng gì?". Hãy dùng ngải cứu đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin