Y tế

Đột quỵ tấn công khi nắng nóng gay gắt, giao mùa: Đừng lơ là, mất cảnh giác

11:10, 20/05/2023
Các chuyên gia cảnh báo, 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử do El Nino trở lại. Trong khi đó, nắng nóng càng gay gắt, đặc biệt giai đoạn chuyển mùa cũng là lúc bệnh đột quỵ vào guồng gia tăng.

Nếu lơ là, mất cảnh giác, bệnh đột quỵ có thể tấn công bất kỳ lúc nào và sẽ không cho cơ hội trở tay. 

Nắng nóng tại Việt Nam xuất hiện sớm và gay gắt hơn so với năm 2022

Theo báo cáo do Dịch vụ Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), nhiệt độ trung bình trên thế giới có thể lên mức kỷ lục vào năm 2023 hoặc 2024 do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino. 

Trong khi đó, tại Việt Nam, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên - Môi trường) dự báo nắng nóng năm 2023 ở mức nhiều hơn, gay gắt hơn và kéo dài hơn năm 2022. Song song đó, vấn đề đáng lo ngại hơn là, khi biến đổi khí hậu chưa được kiểm soát thì kiểu thời tiết cực đoan “nắng nóng - mưa xối xả” sẽ còn tiếp diễn. 

Những thông tin này dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Thực tế, mỗi khi giao mùa hoặc vào mùa nắng nóng đỉnh điểm, số ca đột quỵ có xu hướng gia tăng. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu biểu đồ nhiệt độ giao động tăng lên 5 độ C thì tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng lên đến 6%. 

Đột quỵ có xu hướng gia tăng khi giao mùa, nắng nóng.

Thời tiết nắng nóng, giao mùa không phải là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ nhưng lại là yếu tố mật thiết thúc đẩy nguy cơ này xảy ra nhanh hơn, sớm hơn. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bài tiết nhiệt, thoát mồ hôi, gây mất nước. Điều này dẫn tới lưu thông máu kém, tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch dễ dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

Song song đó, bia rượu, thuốc lá, với những thói quen xấu mùa nắng nóng như thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng máy lạnh ra môi trường bên ngoài hoặc ngược lại, tắm ngay sau khi đi nắng về… đều trở thành yếu tố nguy cơ của đột quỵ. 

Y học tiến bộ nhưng vẫn có giới hạn, cần chủ động phòng ngừa đột quỵ

Tại Việt Nam, việc cấp cứu, điều trị đột quỵ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến. Song các chuyên gia đánh giá, so với nước ngoài, dù việc điều trị đột quỵ ở nước ta đã có những thay đổi nhưng chất lượng điều trị cần cải thiện hơn nữa. Với dân số gần 100 triệu người, cả nước cần khoảng 400 cơ sở điều trị đột quỵ chuyên sâu như khoa hoặc trung tâm điều trị đột quỵ, nhưng thực tế hiện nay mới có 125 cơ sở. 

Tàn phế là hậu quả tàn khốc của đột quỵ 

Nhắc đến đột quỵ, vấn đề sống chết được người ta quan tâm hơn cả. Song thực tế, với các bác sĩ trong chuyên ngành này, cái chết không phải là kết cục bi thảm nhất, mà là tàn phế. Hiện, tỷ lệ tử vong của người bị đột quỵ chiếm 15 - 20% trong tổng số ca mắc, nhưng tỷ lệ bị tàn phế là 50%, chỉ 30% còn lại may mắn được trở lại bình thường như trước đột quỵ.

Nếu không hạ huyết áp, cholesterol, cải thiện chế độ ăn và ngừng hút thuốc, thì dự kiến đến năm 2030, đột quỵ lần đầu ước tính khoảng 22 triệu người và 7,8 triệu người tử vong, trong khi đó con số này năm 2010 là 16,9 triệu người và 5,9 triệu người. Đồng thời, căn bệnh này để lại nhiều gánh nặng cho xã hội, tăng tỷ lệ tái nhập viện và chi phí chăm sóc. 

Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập hợp lý để phòng ngừa đột quỵ

Do vậy, điều tiên quyết là cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Lưu ý, khi nhiệt độ ngoài trời cao nên hạn chế ra đường vào lúc nắng gắt, nhất là người lớn tuổi. Khi dùng máy lạnh, nhiệt độ trong và ngoài phòng không được chênh lệch quá 7 độ C.

Ngoài ra, nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, che chắn, đội mũ, nón rộng vành, sử dụng kem chống nắng, kính râm khi ra ngoài trời. Cần uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày; hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc tập luyện quá sức; không uống rượu bia, chất kích thích. Sau khi đi nắng về, nên ngồi nghỉ 15 - 20 phút, sau đó lau người trước cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân.

Song song đó, cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ mật thiết với đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ… bằng cách sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng hoặc đổi thuốc. Đồng thời, cần vận động, tập luyện thể thao đều đặn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, sử dụng thêm các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ uy tín, có nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả, an toàn.

Chuyên đề Bệnh Đột quỵ có sự đồng hành của Nhãn hàng NattoEnzym - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - sản phẩm duy nhất tại Việt Nam có chứng nhận đạt chuẩn Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), nơi quản lý 90% nattokinase trên thế giới.
Bộ ba sản phẩm: NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice với thành phần chính là nattokinase được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng tiêu sợi huyết, chống hình thành huyết khối, ngăn ngừa đột quỵ. 
 

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện