Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Hội thảo nghiệp vụ nâng cao chất lượng phim tài liệu, phóng sự

11:15, 24/09/2018

Trong khuôn khổ Liên hoan PT-TH Nghệ An lần thứ XVIII năm 2018, sáng nay 24/9, Đài PTTH Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệp vụ nâng cao chất lượng tác phẩm phát thanh – truyền hình. Dự hội thảo có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm công tác phát thanh – truyền hình của Đài tỉnh, Đài TTTH các huyện, thành phố, thị xã.

 

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được thông tin về trao đổi về các kiến thức, kỹ năng rút tít, lời dẫn, cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng loại hình báo chí; Cách sử dụng kỹ thuật, công nghệ để đưa tin bài nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu của khán thính giả, chủ động tiếp cận phục vụ khán thính giả được tốt hơn… Qua đó giúp nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí và hiệu quả tuyên truyền.

Đồng chí Trần Minh Ngọc – Phó Giám đốc Đài PT-TH Nghệ An, Trưởng Ban giám khảo khẳng định Ban giám khảo sẽ làm việc trách nhiệm, công tâm nhất để lựa chọn ra các tác phẩm xuất sắc cho kỳ liên hoan.
Nhà báo Trần Minh Ngọc – Phó Giám đốc Đài PT-TH Nghệ An trao đổi tại hội thảo.
phóng viên Ngọc Dũng mong muốn được nhận diện rõ hơn cũng như các kinh nghiệm về cách làm phim tài liệu.
Phóng viên Ngọc Dũng mong muốn được nhận diện rõ hơn cũng như được chia sẻ kinh nghiệm về cách làm phim tài liệu.

Đặc biệt, Hội thảo đã được nghe nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm - Phó giám đốc Trung tâm phim tài liệu và phóng sự Đài TH Việt Nam trao đổi về phim tài liệu, những kinh nghiệm về làm phim tài liệu. Cụ thể, sự khác biệt về phóng sự và phim tài liệu là như thế nào? Trên thế giới cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo đó, phóng sự chỉ mới dừng ở mức độ phản ánh, còn phim tài liệu là sự ghi chép và sự kiện sau một thời gian sẽ có sự đúc rút, cuối cùng là tác giả phải có quan điểm đối với bộ phim đó. Mỗi một người có một cách tiếp cận với phim tài liệu nhưng theo nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm thì coi phim tài liệu là câu chuyện của sự thật và cách sắp đặt sự thật. 

nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm- Phó giám đốc Trung tâm phim tài liệu và phóng sự Đài TH Việt Nam trao đổi  tại hội thảo.
Nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm- Phó giám đốc Trung tâm phim tài liệu và phóng sự Đài TH Việt Nam trao đổi tại hội thảo.

Quan điểm của phim tài liệu là luận cứ, là thông điệp thì phải là sự thật, có nghĩa là phải đi từ chất liệu cuộc sống, sự thật, để đúc rút ra được một quan điểm, và quan điểm đó phải được xuất phát từ sự thật. Lưu ý là nếu những người làm nghề nếu chưa được tiếp xúc được một cách bài bản về phim tài liệu thì chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa phương thức làm phim tài liệu và định nghĩa phim tài liệu. Hiện nay, trên thế giới chia  ra làm 2 cách làm phim tài liệu, đó là phim tài liệu dựng từ tư liệu và phim tài liệu phỏng vấn.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Theo nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm, tại liên hoan lần này, trong số 154 tác phẩm chỉ có 4 tác phẩm đăng ký ở thể loại phim tài liệu, số lượng này quá ít đối với một liên hoan. Tuy nhiên những tác phẩm còn lại ở các thể loại như phóng sự, toạ đàm và ngay cả phóng sự điều tra cũng đã thấy bóng dáng của rất nhiều vấn đề, nhiều cách kể chuyện có thể phát triển thành phim tài liệu tương đối tốt. Điều đó, cũng đồng nghĩa phạm vi, biên độ để người phóng viên có thể lựa chọn đề tài, và đề tài là không hề thiếu để sản xuất phim tài liệu. Quan trọng là chúng ta có đủ thời gian để nghiên cứu để đầu tư phát triển nó thành phim tài liệu hay không. Trong liên hoan năm nay, phóng sự điều tra ở thể loại truyền hình chiếm một thời lượng tương đối nhiều trong toàn bộ các sản phẩm. Điều đó, có nghĩa là tính phát hiện vấn đề và sự lăn xả của đội ngũ PV nhất là PV đài huyện rất đáng ghi nhận.

Các tác phẩm dự thi tại liên hoan lần này, không có sự cách biệt về chất lượng giữa các tác phẩm của đài huyện và đài tỉnh, khoảng cách về công nghệ giữa đài tỉnh và đài huyện đã được thu hẹp rất nhiều và có bước chuyển tương đối lớn về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên về mặt thao tác vẫn có sự chênh lệch nhất định. Bởi vậy, thông qua những kỳ liên hoan như thế này các PV nên có ý thức để thu hẹp khoảng cách đó. Ví dụ như dựng hình, âm thanh, cách kể chuyện..Nếu như các đài có tính hệ thống tương đối tốt trong việc lưu giữ phim tư liệu và được đầu tư kỹ lưỡng về mặt thời gian thì chắc chắn sẽ khai thác được những tác phẩm có tính chiều sâu và tiệm cận đến phim tài liệu. 

Nhà báo Lê Chung- Trưởng đài TTTH TP Vinh phát biểu tại hội thảo.
Nhà báo Lê Chung - Trưởng đài TTTH TP Vinh phát biểu tại hội thảo.

Tại liên hoan năm nay, phóng sự vẫn đang là thể loại chiếm số lượng lớn vì vậy nhà báo Hoàng Lâm cũng đã chia sẻ cách lựa chọn đề tài, xây dựng ý tưởng, lựa chọn chi tiết và các kỹ năng để triển khai làm phóng sự…Trong đó, cần lưu ý việc rút tít của một số tác phẩm chưa hợp lý, còn dài. Đơn cử như phóng sự Cửa Lò phát triển du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm làng nghề của Đài Cửa Lò, Chuyện đời Lùng và tâm tư người cựu chiến binh của phòng Tiếng Dân tộc...

Nhà báo Trần Thị Thanh Huyền- Trưởng phòng TS, Đài PTTH Nghệ An đề cập về cách triển khai làm phóng sự.
Nhà báo Thanh Huyền - Trưởng phòng Thời sự, Đài PTTH Nghệ An đề cập về cách triển khai làm phóng sự.

Hội thảo được tổ chức là dịp để những người làm phát thanh - truyền hình có cơ hội được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm, đáp ứng được sự phát triển của thông tin báo chí trong thời đại kỷ nguyên số./.

Hiến Chương- Hoàng Thọ

[links()]