Như đã thành thông lệ, ngay sauTết Nguyên đán vừa đi qua, cùng với công tác chuận bị nông cụ, vật tư phục vụ cho mùa sản xuất mới, gia đình ông Lữ Văn Toàn, bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm, huyện vùng cao Kỳ Sơn lại chuẩn bị mâm cỗ cúng đầu năm dâng lên các vị thần nơi khu vực gia trại sản xuất của gia đình.
|
Ông Lữ Văn Toàn bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm chuẩn bị Lễ cúng “Chằm Chàu Phồng, Chàu Luông". |
“Với mong muốn mưa thuận gió hòa, cho nước đầy đồng, cho trâu bò nhiều thêm, gà lợn đầy chuồng, thóc lúa đầy kho, thì cứ vào dịp đầu xuân năm mới, trước khi mùa rẫy mới bắt đầu, gia đình ông lại tổ chức cúng xin thần linh phù hộ" - ông Toàn chia sẻ.
|
Việc bày biện mâm cúng của đồng bào Thái khá cầu kỳ và chu đáo |
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái thì mọi sự vật hiện tượng đều có các vị thần cai quản, bảo vệ. Tuy nhiên, thần rừng, thần núi và thần nước luôn là những vị thần linh thiêng nhất, (người Thái gọi là “Chàu Phồng, Chàu Luông”). Vì thế, vào dịp đầu năm mới họ đều tổ chức cúng các vị thần đã có công bảo vệ, phù hộ trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế nơi núi cao, rừng sâu khỏi các thế lực siêu nhiên tàn ác như: Thiên tai, Mưa lũ, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa.
|
Người Thái sẽ dâng lên các vị thần tất cả các sản vật do chính họ làm ra trong năm qua |
Ông Lương Văn Bún - một thầy mo có tiếng ở bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm chia sẻ:“Với tập quán chăn nuôi thả rông trong rừng, núi, cây trồng phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên thì Lễ cúng các vị thần núi, rừng, nước rất quan trọng trong tín ngưỡng người Thái chúng tôi. Vì các vị thần này đã có công bảo vệ vật nuôi, cây trồng phát triển trong năm qua, mình phải tạ ơn, trả lễ họ, thì mùa sản xuất tới mới thuận lợi.”
|
Địa điểm thực hiện Lễ cúng “Chàu Phồng – Chàu Luông” của người Thái là khu vực gia trại sản xuất của đồng bào. |
Một mùa xuân mới lại về trên khắp nẻo đường, đến với mọi người, mọi nhà. Người nông dân nói chung, đồng bào người Thái nói riêng cũng đang chuẩn bị bước vào vụ sản xuất mới với nhiều ước mong và khát vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người được khỏe mạnh, no đủ...
|
Trước khi bắt đầu tục cúng, thầy mo, người có khả năng gọi, mời các vị thần linh về dự lễ sẽ ném que (người Thái gọi là siểng” |
|
Nếu 2 que được ném xuống sạp nhà có 1 sấp, 1 ngửa hai lần liên tiếp như thế có nghĩa là các vị thần linh đã đồng ý cho lễ cúng được thực hiện. |
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, tục cúng thần rừng, thần núi, thần nước ngày đầu năm của người Thái còn là dịp giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống tự nhiên.
|
Tiếp đó thầy cúng sẽ cầu khấn cho các vị thần (Chàu Phồng – Chàu Luông) phù hộ, bảo vệ người dân, vật nuôi sinh sôi, phát triển, lúa ngô đầy hạt… |
|
Sau lễ cúng là lúc mọi người cùng ngồi lại ăn, uống và trò chuyện, trao đổi về cuộc sống, kinh nghiệm trong sản xuất... |
Lễ cúng còn là cơ hội cho mọi người gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi về cuộc sống, kinh nghiệm trong sản xuất... thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc vùng cao.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin