Chiều 14/6, huyện Tương Dương đã có buổi làm việc với 5 Nhà máy thủy điện trên địa bàn về công tác an sinh xã hội.
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Tương Dương là huyện nghèo nhưng có số lượng nhà máy thủy điện đứng chân trên địa bàn nhiều nhất trong toàn tỉnh với 5 nhà máy. Bao gồm: Thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố; Xoóng Con; Nậm Nơn và Bản Ang. Chỉ tính riêng năm 2021, tổng doanh thu của cả 5 Nhà máy thủy điện đã đạt trên 1.533 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 285 tỷ đồng. Mặc dù công tác an sinh xã hội bước đầu có quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với doanh thu của các nhà máy thủy điện. Bên cạnh đó, công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư, hoàn trả mặt bằng thực hiện quá chậm dẫn đến bức xúc của nhân dân ngày càng tăng; Việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện xây dựng các công trình gấp dẫn đến hồ sơ cũng như độ chính xác chưa cao dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện còn tương đối nhiều; Công tác phối hợp trong quá trình vận hành, truyên truyền con nhiều hạn chế.
Ông Nguyễn Hữu Hiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương phát biểu tại buổi làm việc. |
Tại buổi làm việc, về phía huyện Tương Dương, các ý kiến đã đề xuất các Nhà máy thủy điện cần phối hợp tốt với huyện, xã để làm tốt các nội dung liên quan; Tập trung giải quyết các tồn tại kéo dài để giảm áp lực cho huyện; Thực hiện tốt các quy định, cam kết trong quá trình vận hành của các nhà máy; Cần tuyên truyền và vận hành điều tiết nước thượng lưu và hạ lưu phù hợp với hoạt động của nhân dân; Đề nghị các nhà máy có ý kiến, nhất là cách làm hoặc kế hoạch để hỗ trợ an sinh xã hội để chủ động động viên nhân dân và chính quyền địa phương, cụ thể: Phối hợp hỗ trợ chính quyền địa phương liên quan đến các hoạt động của liên quan đến lưu vực của nhà máy; Hỗ trợ an sinh xã hội như tết vì người nghèo, hỗ trợ nhân dân ở vùng lòng hồ cũng như hạ lưu, công trình công cộng của bản, xã thuộc lưu vực như hỗ trợ nuôi các lồng, xây dựng nông thôn mới bản, xã; Quan tâm đến hoạt động sinh hoạt của nhân dân trong quá trình vận hành phát điện, xả nước;
Ông Lương Bá Vin - Chủ tịch UB MTTQ huyện Tương Dương phát biểu tại buổi làm việc. |
Cùng với đó, có kế hoạch cụ thể hàng năm để xây dựng quỹ an sinh xã hội của huyện. Quy định vận hành của các nhà máy cũng như thực hiện cam kết chưa đúng như vệ sinh lòng hồ, nạo vét lòng hồ định kỳ.
Ông Tạ Hữu Hùng - Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ phát biểu tại buổi làm việc. |
Điều đáng nói, việc vận hành các nhà máy thủy điện đã có tác động đáng kể đến môi trường cũng như cuộc sống của những người dân địa phương, nhiều hộ gia đình phải đối mặt với những khó khăn sau khi tái định cư. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện chiếm tới 39,38%, đang rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Ông Đặng Trọng Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP phát triển Năng lượng Nghệ An phát biểu tại buổi làm việc. |
Về phía các nhà máy thủy điện, đề nghị chính quyền địa phương các cấp phối hợp tốt hơn nữa trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu về vai trò của thủy điện trong việc phát triển KTXH, từ đó chia sẻ với các nhà máy trong quá trình sản xuất kinh doanh; Đề xuất huyện Tương Dương có các giải pháp để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham quan, du lịch ở lòng hồ..
Ông Nguyễn Hoàng Đạo - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần điện lực Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. |
Sau khi thảo luận, trao đổi, UBND huyện Tương Dương đã yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy thủy điện thống nhất phương án giải quyết các vướng mắc, tồn đọng trong công tác bồi thường GPMB các dự án thủy điện cũng như công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Ông Phan Đức Sơn - Chủ tịch UBND huyện Tương Dương phát biểu kết luận buổi làm việc. |
Các nhà máy cũng đồng thuận cao về chủ trương xây dựng quy chế phối hợp giữa các bên trong quá trình hoạt động; Đồng tình kế hoạch hỗ trợ nguồn vốn đóng góp vào tài khoản của UBMTTQ huyện để giúp địa phương chủ động điều tiết trong công tác an sinh xã hội một cách hiệu quả.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin