Cụ thể, sau 9 ngày tổ chức đấu giá, kể từ 19/9 đến nay đã có 493 biển đấu thành với tổng giá trị 214 tỷ 930 triệu đồng.
Trước đó, tại tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV, Trưởng Phòng tuyên truyền và phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông cho biết, sau 4 ngày tổ chức đấu giá biển số xe ô tô, đã có tổng cộng có 95 biển số ô tô được đưa ra đấu giá, với tổng số tiền dự thu lên tới hơn 133 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm ngày 26/9, chỉ có 7 người đã thực hiện thanh toán, đạt tổng số tiền gần 11 tỷ đồng.
Vẫn theo đại tá Nhật, quy trình thanh toán đã được xác định theo quy định của Luật Dân sự, Luật Đấu giá tài sản, nghị quyết 73 và nghị định 39 của Chính phủ về thí điểm đấu giá biển số ô tô. Cụ thể, nếu một người đặt cọc và sau đó không thực hiện việc thanh toán, biển số đó sẽ được đưa lại để tiếp tục đấu giá. Trong trường hợp này, người bỏ cọc sẽ bị mất tiền cọc là 40 triệu đồng.
Theo quy định, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ số tiền trúng đấu giá trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày được thông báo kết quả. Số tiền này sẽ được tính trừ đi số tiền đã đặt trước và không bao gồm lệ phí đăng ký xe. Người trúng đấu giá cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô và gắn biển số trong khoảng thời gian 12 tháng tính từ ngày nhận được văn bản xác nhận trúng đấu giá.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin