Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần thực hiện phương án 4 tại chỗ trong PCCCR

18:49, 13/05/2019
Chiều nay (13/5), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng – Trưởng ban Chỉ đạo cấp tỉnh Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các huyện Nam Đàn, Đô Lương.

Nam Đàn hiện có gần 7.400 ha rừng, loại hình rừng chủ yếu là rừng trồng thông cấp tuổi 7 đến cấp 9. Rừng Nam Đàn giáp ranh với  4 huyện trong tỉnh và huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh. Ngay từ đầu mùa nắng nóng, các địa phương, đơn vị, chủ rừng trên địa bàn huyện đã xây dựng phương án PCCCR, xác định vùng trọng điểm và nguyên nhân gây ra cháy rừng, đã tổ chức thu dọn thực bì.

Nam Đàn hiện có gần 7.400 ha rừng, loại hình rừng chủ yếu là rừng trồng thông cấp tuổi 7 đến cấp 9

Tại Đô Lương, diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có gần 11.100 ha, phân bổ trên 26 xã có rừng, trong đó diện tích có rừng hơn 7.500 ha. Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 166 tổ, đội PCCCR; tổ chức ký cam kết không để xảy ra cháy rừng giữa các xã có rừng và các chủ rừng. Chỉ đạo các xã, chủ rừng chủ động tu sửa hệ thống chòi canh, hệ thống đường băng cản lửa, thu dọn thảm thực bì vùng rừng trọng điểm được hơn 1.300 ha.

Đô Lương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện gần 11.100 ha.

Sau khi kiểm tra thực tế tại hiện trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng đánh giá cao huyện Nam Đàn và Đô Lương đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị PCCCR trong mùa nắng nóng. Để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR năm 2019, đồng chí Đinh Viết Hồng yêu cầu các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần thực hiện phương án 4 tại chỗ trong chữa cháy rừng, nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng giảm thiểu số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy, đặc biệt vùng giáp ranh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng yêu cầu các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần thực hiện phương án 4 tại chỗ trong PCCCR.

Phó Chủ tịch UBNd tỉnh yêu cầu tập trung kiện toàn lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng các thôn, xã vùng giáp ranh và thống nhất cơ chế huy động lực lượng chữa cháy; thường xuyên phối kết hợp tuần tra canh gác lửa rừng trên địa bàn vùng giáp ranh liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh; quy chế các huyện, xã trong tỉnh, khi xảy ra cháy rừng thông tin kịp thời để các địa phương có trách nhiệm tổ chức chữa cháy khi đám cháy mới hình thành, , hạn chế thấp nhất thiệt hại./.
Huy Cung – Hữu Dũng