Toàn cảnh hội thảo. |
Giảo Cổ Lam, Hoài Sơn, mướp đắng rừng, là những loại dược liệu quý phát triển nhiều trong rừng tự nhiên ở Kỳ Sơn. Tuy nhiên, những năm qua do việc người dân thu hái quá mức nên số lượng và trữ lượng của các loài bị suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chế biến các loài dược liệu theo hướng hàng hóa trên địa bàn Kỳ Sơn” và giao cho Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp, TTCN Hương Sơn triển khai thực hiện.
Từ tháng 2/2019 đến nay, mô hình đã hỗ trợ hàng chục hộ đồng bào người Mông ở bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, trồng và phát triển cây dược liệu Giảo Cổ Lam, Hoài Sơn với quy mô 2ha, mỗi ha cho sản lượng từ 22 đến 25 tấn tươi mỗi năm. Người dân chế biến thủ công 1 tấn sản lượng khô mỗi ngày.
Sản phẩm Giảo Cổ Lam. |
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học đã tham luận, đánh giá kết quả mô hình trồng dược liệu ở Kỳ Sơn có khả năng nhân rộng, phát triển ở nhiều địa phương trong huyện, đồng thời hướng dân chính quyền địa phương và các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm Giảo Cổ Lam, Hoài Sơn và mướp đắng rừng rộng rãi để xuất bán đi nhiều thị trường trong nước và nước ngoài, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động phổ thông, nhất là số lượng lớn công nhân về quê tránh dịch, tăng thu nhập cho người trồng, bảo vệ các loài dược liệu quý này.
Các hộ trong mô hình tham gia hội thảo. |
Mô hình sản xuất và chế biến cây dược liệu Giảo Cổ Lam, Hoài Sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa, không chỉ góp phần bảo tồn, nhân giống thảo dược quý hiếm của bản địa mà còn nâng cao kỹ thuật trồng trọt, cách sơ chế, bảo quản thành phẩm. Từ đó nâng cao giá trị nguồn dược liệu, tạo việc làm, phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là gắn sản xuất nông nghiệp với dịch vụ du lịch tại Kỳ Sơn.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin