Mô hình được thực hiện trên quy mô 2ha với 11 hộ tham gia, tại bản Nà Đười xã Mậu Đức, được triển khai từ tháng 5/2022; sử dụng kỹ thuật cấy lúa thích ứng với khí hậu, chỉ dùng phân hữu cơ trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; canh tác, điều tiết nước hợp lý theo giai đoạn sinh trưởng để tăng khả năng chống chịu của cây lúa với sâu bệnh hại, với điều kiện thời tiết và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tham quan mô hình giống lúa nếp cẩm tại cánh đồng bản Nà Đười xã Mậu Đức. |
Tại hội thảo, sau khi thăm mô hình trình diễn, các đại biểu đều đánh giá, lúa ở ruộng mô hình có độ đồng đều cao,thời gian sinh trưởng dài hơn khoảng 7-10 ngày, đẻ nhánh khỏe hơn, dánh lá đứng, thon gọn hơn so với giống lúa nếp 97 địa phương.
Qua đánh giá giống lúa nếp cẩm có giá trị kinh tế cao hơn so với giống nếp địa phương. |
Tuy nhiên, riêng chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất có sự khác biệt khá rõ. Chi phí mô hình mặc dù cao hơn so với đối chứng, nhưng do chất lượng gạo nếp ngon và có thể sử dụng để làm ra một số mặt hàng khác có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường như: rượu nếp cẩm, gạo lứt nên giá nếp bán ra thị trường cao hơn so với các loại nếp khác như nếp đối chứng, từ đó hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn so với đối chứng hơn 12 triệu đồng/ha.
Mô hình được triển khai trên diện tích 2ha với 11 hộ tham gia. |
Với việc phục tráng và phát triển giống lúa Nếp cẩm cổ truyền tại huyện Con Cuông đã thu được kết quả tích cực, góp phần bảo tồn, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của địa phương, từ đó phát huy lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa đặc sản của Con Cuông
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin