Làng Găng có nghề nấu mật mía truyền thống từ lâu đời của xã Nghĩa Hưng. Trước đây, bà con làm thủ công rất vất vả. Hiện nay, các công đoạn từ ép, cho nước mía vào chảo, lấy bã mía,… đều được các hộ áp dụng máy móc hiện đại, vừa giảm sức lao động, tiết kiệm thời gian và cho chất lượng mật tốt hơn.
Các hộ sản xuất ap dụng máy móc hiện đại để ép mía thay vì làm thủ công như trước đây. |
Thời điểm này đang là giai đoạn nhộn nhịp nhất của vụ. Do nhu cầu mật mía phục vụ tết tăng cao cộng thêm mía được thành, giá mật mía năm nay tăng cao từ 3 triệu lên 4,3 triệu đồng/phi, nên người dân làng nghề rất phấn khởi. Gia đình chị Lê Thị Hằng là hộ sản xuất mật nhiều nhất của làng, trung bình mỗi ngày gia đình ép 8-10 tấn mía, nấu được 4-5 phi, sau khi trừ chi phí, mỗi phi lãi hơn 1,1 - 1,3 triệu đồng/phi. : “Gia đình tôi là đời thứ 3 nối tiếp làm nghề truyền thống của gia đình. Trước đây làm thủ công vất vả, nhưng hiện máy móc hiện đại thay thế sức lao động ở các công đoạn nên công việc đạt năng suất cao hơn, thu nhập ổn định”, chị Hằng cho biết thêm.
Lửa luôn cháy rực khi nấu để đảm bảo độ sôi cho các chảo mật mía. |
Còn gia đình ông Trần Văn Hùng là hộ sản xuất mật mật nhiều nhất của làng. Ông Hùng cho biết, muốn mật ngon phải đứng “canh” các chảo mật lớn trong nhiều giờ để đảo liên tục và đều tay, khi mật sôi thì vớt váng mật, nếu không chú ý mật sẽ bị cháy có màu đen và không được thơm ngon. Đến khi nước mía bắt đầu sệt chuyển sang màu nâu vàng thì mới hoàn thành việc nấu. Để đổ mật vào trong phi được ngon, thì người nấu mật tiếp tục lọc qua lớp vải màn để mật có thể lọc sạch cặn, khi mật nguội thì sẽ có một lớp bọt đường lên trên sản phẩm mật mới hoàn thành.
Công đoạn vớt bọt mía khi mật nấu sôi. |
Làng nghề mật mía làng Găng hiện có khoảng 200 hộ làm nghề, nhà làm nhiều mỗi năm được cả 100 phi mật, hộ ít cũng từ 15 - 20 phi. Làng nghề tất bật từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch. Sản phẩm làm ra được thương lái đến thu mua ngay tại lò.
Để phát triển làng nghề bền vững, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hàng năm xã Nghĩa Hưng phối hợp với HTX làng nghề tổ chức các chương trình nhằm gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của cha ông. Anh Trần Văn Lam, cán bộ nông nghiệp xã Nghĩa Hưng cho biết: “Để phát triển làng nghề hàng năm UBND xã phối hợp với nhà máy đường tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng mía. Hỗ trợ cho bà con tiếp cận KHKT vào sản xuất mật, làm đường giao thông vào làng nghề…”
Không chỉ đẩy mạnh sản xuất, thời gian qua, chính quyền địa phương và HTX làng nghề đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, giúp người dân làng nghề tăng thêm thu nhập. |
Hiện toàn xã Nghĩa Hưng có khoảng 500 hộ dân làm nghề mật mía. Mỗi vụ nấu mật mía, trung bình mỗi hộ tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động dôi dư, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Để thích ứng trong điều kiện dịch bệnh, ngoài các mối hàng đã có từ trước, người dân làng nghề còn bán hàng qua Facebook, Zalo và hàng được chuyển qua các dịch vụ vận tải hàng hóa… Không chỉ đẩy mạnh sản xuất, thời gian qua, chính quyền địa phương và HTX làng nghề đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, giúp người dân làng nghề tăng thêm thu nhập.
Những ngày cuối năm, nhịp sản xuất vất vả, khẩn trương nhưng ai ai cũng vui tươi, phấn khởi. Nghề ép mật không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà sản phẩm quê hương góp phần giúp mọi người, mọi nhà đón Tết thêm phần ấm cúng./
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin