Kinh tế

Nam Đàn: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

17:06, 13/09/2023
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP được xem là nền tảng vững chắc xây dựng NTM ở huyện Nam Đàn. Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương theo chuỗi giá trị, do các cá nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, chương trình OCOP đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần cùng địa phương tạo nguồn lực, nền tảng xây dựng NTM.

Tháng 7/2020 tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xã Nam Hưng (Nam Đàn) được thành lập với 7 thành viên, tổng số trên 1000 tổ ong, mỗi năm đưa ra thị trường trên .500 lít mật, thu về hơn ba trăm triệu đồng. Nhờ  được muôi dưỡng hoàn toàn từ thiên  nhiên nên sản phẩm mật ong Nam Hưng luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt sau khi sản phẩm của tổ hợp tác được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đã góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất mới cho người dân, hướng đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương, từng bước đưa sản phẩm mật ong Nam Hưng đứng vững và vươn xa trên thị trường.

Anh Nguyễn Văn Thái - Xóm Đình Long  xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn chia sẻ: Sau 20 năm nuôi ong lấy mật, sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục tăng đàn mở rộng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm mật ong Nam Hưng đạt chuẩn ocop 3 sao.
Sản phẩm mật ong Nam Hưng đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Một sản phẩm khi đăng ký tham gia xây dựng OCOP đồng nghĩa với việc cá nhân và doanh nghiệp đó phải chủ động đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, để khi được công nhận sản phẩm đó có được sức cạnh tranh trên thị trường. Nắm vững được tiêu chí đó,  thời gian qua, HTX  sắn dây Nam Anh (Nam Đàn) đã không ngừng đầu  tư máy móc, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để các sản phẩm sắn dây được công nhận OCOP 3 sao và  đang tiến tới 4 sao.

Chị Hồ Thị Thuận - Xóm 4, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn cho biết: Để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như giữ vững thương hiệu OCOP 3 sao, chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, cùng với đó là mẫu mã sản phẩm để sản phẩm ngày càng vươn xa.

Nhờ sự chủ động của các chủ thể và sự hỗ trợ tích cực từ các chương trình dự án, từ năm 2022 đến nay, huyện Nam Đàn tiếp tục có  thêm 22 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao cấp tỉnh, nâng tổng số 69 sản phẩm của địa phương đạt chuẩn OCOP. Trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao, 60 sản phẩm đạt 3 sao. Những năm qua, các sản phẩm đã được giới thiệu đưa đi xúc tiến thương mại ở nhiều nơi. Qua đó giúp cho các sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường được minh chứng qua sản lượng tiêu thụ.

Sản phẩm sắn dây của HTX Nam Anh ( Nam Đàn) tiêu chuẩn ocop 3 sao đươc giới thiệu nhiều nơi nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu của khánh hàng.
Sản phẩm sắn dây của HTX Nam Anh (Nam Đàn) tiêu chuẩn OCOP 3 sao đươc giới thiệu nhiều nơi nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu của khánh hàng.

Ông Nguyễn Lê Huệ - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đàn cho biết: Thực hiện Quyết định 490 năm 2018 về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các sản phẩm OCOP đa dạng về hình thức và chủng loại, từ đó tăng giá trị cho bà con, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương. Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo tiếp tục tăng cường phát triển các sản phẩm, nhất là các sản phẩm từ nông nghiệp.

Có thể nói, thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm của huyện Nam Đàn sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất và giá trị sản phẩm, thực hiện lại cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và tăng giá trị, từng bước cải thiện thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí về sản xuất thu nhập hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện quê Bác.

Trung tâm VHTT&TT Nam Đàn

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện