Multimedia

Danh sách 44 người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm

16:08, 24/10/2023

Quốc hội bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Chiều nay (24/10), Quốc hội bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Theo Điều 7 Nghị quyết 96 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu phải báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập, hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ nội dung mà cử tri và nhân dân có ý kiến hoặc đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND yêu cầu.

Các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được tiến hành theo Nghị quyết 96 bao gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tuy nhiên, những người có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy, Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh, do được bầu, phê chuẩn bổ nhiệm trong năm 2023.

Trong 44 vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần này, khối Chủ tịch nước có 1 người, khối Quốc hội có 18 người, khối Chính phủ có 23 người cùng với Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

Có 2 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 4 (ông Vương Đình Huệ và ông Nguyễn Hòa Bình), 12 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2, còn lại 30 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần đầu. 

 

 

Trần Thường - Thu Hằng

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện