Uống đủ nước: Chuyên gia Jason Ewoldt của Mayo Clinic tiết lộ nhiều người ăn kiêng thường không uống đủ nước. Một nghiên cứu năm 2016 với hơn 18.000 người Mỹ cho thấy những người uống nhiều nước ăn ít calo hơn mỗi ngày. Họ cũng tiêu thụ đường, chất béo, muối và cholesterol thấp hơn so với những người uống ít nước. |
Ăn nhiều protein: Protein là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Protein có thể làm tăng cảm giác no và trì hoãn cơn đói. Medical News Today trích một nghiên cứu trên Nutrition Journal cho biết những phụ nữ ăn bữa nhẹ buổi chiều bằng sữa chua giàu protein giúp giảm cơn đói và lượng calo cho các bữa ăn sau. Bạn có thể tăng lượng protein trong chế độ ăn uống bằng cách thêm một muỗng canh hạt chia hay hạt gai dầu vào ngũ cốc ăn sáng hoặc số lượng trứng trong khẩu phần ăn. |
Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ thường có trong trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc. Chất xơ khác với các loại thực phẩm khác vì cơ thể không tiêu hóa nó trong ruột non. Thay vào đó, thức ăn di chuyển đến ruột già - nơi xảy ra quá trình lên men. Do đó, ăn nhiều chất xơ giúp tăng cảm giác no, làm chậm quá trình tiêu hóa. Chúng ta có thể thêm chất xơ vào chế độ ăn uống bằng cách ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo nâu… |
Thử một chế phẩm sinh học: Probiotic là lợi khuẩn không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nghiên cứu gần đây trên NCBI cho thấy chế phẩm sinh học có thể tác động đến cân nặng, khối lượng chất béo và tâm trạng. Một chế độ ăn nhiều đường và chất béo có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột, làm giảm số lượng vi khuẩn tốt. Do đó, chế phẩm sinh học được cho là giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát béo phì. Bạn có thể mua men vi sinh hoặc bổ sung probiotic trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi… |
Ngủ đủ giấc: Một đêm ngon giấc là điều cần thiết cho sức khỏe nói chung và duy trì cân nặng. Giấc ngủ kém làm gián đoạn các hormone quan trọng, bao gồm có những loại tham gia vào quá trình trao đổi chất. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày cũng có nguy cơ béo phì, thừa cân nhiều hơn. |
Cắt đồ uống có đường: Một nghiên cứu trên IJBNPA chứng minh rằng trẻ em tiêu thụ đồ uống có đường và ngọt nhân tạo thường xuyên khiến tăng chất béo trong cơ thể. Chúng ta có nhiều lựa chọn tốt hơn để thay thế nước có ga và đồ uống có đường như nước lọc với bạc hà tươi, gừng, quả mọng hoặc dưa chuột. Nước thảo mộc và trà đen, trà xanh cũng tốt cho người muốn giữ cân nặng. Nước ép trái cây cũng có lượng đường cao hơn nên các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên ăn cả trái cây thay vì nước ép để nạp cả chất xơ vào cơ thể. |
Nhai nhiều hơn: Các nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy ăn chậm nhai kỹ giúp kéo dài thời gian no của dạ dày và làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra khi ăn chúng ta nên tránh những yếu tố có thể gây xao nhãng như tivi, máy tính, điện thoại. |
Không bỏ bữa sáng: Một nghiên cứu năm 2019 của Mayo Clinic phát hiện những người bỏ bữa sáng tăng khoảng 5-8 pound/năm (2,2-3,6 kg) so với những người ăn đủ bữa sáng. Chuyên gia Jason Ewoldt cho biết bữa sáng không cần quá nhiều năng lượng hoặc calo tuy nhiên chúng ta cần duy trì thói quen ăn sáng để tránh những cơn đói bất chợt trong ngày. |
Giảm căng thẳng: Mức độ căng thẳng tăng cao có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố. Khi một người bị stress, cơ thể sản sinh ra một loại hormone gọi là glucocorticoids. Quá nhiều glucocorticoids có thể làm tăng sự thèm dẫn đến tăng cân. Căng thẳng cũng có thể kích hoạt thói quen ăn uống theo cảm xúc, nạp nhiều thực phẩm không lành mạnh. Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục thường xuyên, giảm lượng caffeine, thiền… |
Bổ sung vitamin D: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vitamin D, hoạt động thể chất và kháng insulin chỉ ra rằng lượng vitamin D trong máu thấp làm tăng khả năng bị béo phì. Thiếu vitamin D còn gây ra hội chứng chuyển hóa trầm cảm, tiểu đường, loãng xương, viêm khớp… Bạn nên bổ sung vitamin cho cơ thể thông qua ánh nắng mặt trời hoặc một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá béo, cá hồi, nấm… |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin