Vải thiều là loại trái cây phổ biến trong mùa hè và được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, vị ngọt là tính nóng của vải thiều, khi ăn không đúng cách hoặc quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Trong vải có gì?
Vải thiều chủ yếu chứa nước và carbs. Theo Heathline, 100 gram loại quả này sẽ chứa 66 calo; 0,8 gram protein; 16,5 gram carbs; 15,2 gram đường; 1,3 gram chất xơ và 0,4 gram chất béo.
Mỗi trái vải có chứa trên 60% là đường glucoza, ngoài ra, nó còn dồi dào khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, chất béo, axit xitric... Ăn vải giúp giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư và bổ não. Cùi vải còn được dùng để làm thuốc hay chế biến chè giải khát trong mùa hè.
Cùi, hạt vải thiều đều có giá trị dinh dưỡng và y học. |
Cẩn trọng khi ăn vải thiều không đúng cách
WebMD cho hay quả vải chưa chín chứa độc tố hypoglycin A và methylenecyclopropyl-glycine (MCPG) có thể gây nôn, ói nếu ăn nhiều.
Hypoglycin A là một axit amin tự nhiên trong những trái vải chưa được thu hoạch, vẫn còn xanh. Nó gây hiện tượng nôn mửa ở mức nặng.
Trong khi đó, MCPG là một hợp chất độc được tìm thấy trong hạt vải làm giảm lượng đường trong máu đột ngột, nôn ói kèm bất tỉnh, hôn mê, thậm chí tử vong.
Ăn nhiều vải thiều còn xanh khi bụng đói sẽ gây ra các cơn sốt cao, co giật và tử vong ở trẻ nhỏ. Hindustantimes ghi nhận đây cũng là tình trạng thường gặp ở vùng quê nghèo Muzaffarpur, Bihar, Ấn Độ vào tháng 5-6, trùng với dịp thu hoạch vải thiều tại đây.
Ngoài ra, ăn nhiều quả vải thiều cùng lúc cũng có thể gây phát nhiệt, nóng trong, đau rát lưỡi, chảy máu cam hay “say vải”.
Ăn vải thiều không đúng cách có thể gây say vải, nóng trong, ngộ độc. |
Cách ăn vải thiều an toàn
Dưới đây là những khuyến cáo khi thưởng thức món vải thiều trong mùa hè vừa an toàn vừa giải khát và tốt cho sức khỏe:
- Ngâm quả vải trong nước muối trước khi ăn: Cách làm này giúp làm giảm đi tính nhiệt của quả vải thiều. Cách làm như sau: Bóc vỏ quả vải và giữ lại lớp màng trắng bên ngoài, sau đó ngâm với nước muối loãng trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
- Nên ăn cả lớp màng trắng: Lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài cơm vải) sẽ giúp cơ thể không bị sinh hỏa. Lớp màng này có vị hơi chát, nhờ đó trung hòa nhiệt sinh ra từ trái vải.
- Không nên ăn khi đói bụng: Tương tự trường hợp xảy ra tại Ấn Độ nói trên, ăn vải khi bụng rỗng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra hiện tượng đầy hơi, nặng hơn là các cơn buồn nôn, co giật.
- Những người không nên ăn vải thiều: Những người có các bệnh dễ nhiễm cảm hoặc đang mắc bệnh có đờm, thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… nên hạn chế việc ăn vải thiều. Bởi loại quả này dễ gây nóng trong.
- Không nên ăn quá nhiều cùng lúc: Phụ nữ mang thai không nên ăn quá 10 quả/lần. Trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu cũng cần hạn chế cho ăn nhiều vải, mỗi lần tối đa 100 gram (tương đương 5-6 quả).
- Chọn vải thiều để ăn: Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn, tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu cuống. Bởi những chỗ dập, úng có thể là nơi phát sinh nấm, vi khuẩn có hại.
- Xử lý khi ngộ độc: Ăn nhiều vải thiều dễ gây ra hiện tượng nôn nao, "say vải". Nếu gặp trường gặp này chúng ta nên uống 1 cốc nước đường.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin