Uống nhiều nước
Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản để bạn giữ ẩm cho cổ họng, bổ sung độ ẩm cho cơ thể. Nước có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào, nhờ đó giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời đào thải độc tố, cặn bã tích tụ. Nước giúp da được mềm mại, hạn chế tối đa tình trạng khô ráp, nứt nẻ cũng như kìm hãm tốc độ lão hóa.
Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước và giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, dâu tây...
Không sờ tay lên mặt
Ngay cả khi không có dịch bệnh, bạn cũng nên bỏ thói quen sờ tay lên mặt. Việc này vừa làm bẩn da lại tăng khả năng nhiễm khuẩn cũng như kéo theo nhiều vấn đề da liễu.
Vệ sinh dụng cụ trang điểm
Các loại cọ trang điểm, bông mút... thường là nơi chứa nhiều cặn bã từ mỹ phẩm và vi khuẩn, chúng có thể làm tổn thương, gây kích ứng da. Để bảo vệ da cũng như giữ vệ sinh trong thời kỳ nhạy cảm, tốt nhất bạn nên dành thời gian làm sạch chúng ngay sau khi sử dụng và bảo quản ở nơi khô ráo.
Không dùng chung mỹ phẩm
Son môi, son dưỡng là mỹ phẩm cấm kỵ dùng chung. Môi là vùng da mỏng, nhạy cảm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là virus herpes II - một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm thường xuất hiện ở môi gây ra các triệu chứng như mụn nước, ngứa, viêm da.
Bên cạnh đó, các đồ dùng cá nhân như bấm/ kềm cắt móng tay, nhíp, bông tắm... cũng là những vật dụng bạn không nên cho người khác mượn hay mượn của người khác để sử dụng.
Vệ sinh màn hình điện thoại
Màn hình điện thoại là nơi chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Thậm chí, một nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, màn hình tập trung số vi khuẩn, gấp nhiều lần bồn cầu. Chúng có thể lây lan sang cơ thể khi bạn chạm, bấm hay áp lên tai. Bởi vậy, vệ sinh thiết bị này thường xuyên góp phần không nhỏ giúp bảo vệ sức khỏe và làn da.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin