Các lực lượng Ukraine có thể gây ra thiệt hại thảm khốc khi làm nổ tung 2 đập lớn trên sông Dnepr. Ông Vladimir Rogov, thành viên cấp cao trong chính quyền khu vực Zaporizhzhia đã cảnh báo rằng bất kỳ hành động nào như vậy cũng sẽ gây ngập lụt một khu vực rộng lớn, bao gồm cả khu vực nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.
“Tôi không thể loại trừ việc họ sẽ cố gắng kết hợp hai kịch bản. Đầu tiên, họ có thể cho nổ tung Dnieproges, sau đó là nhà máy thủy điện Kakhovka”, ông Vladimir Rogov nói với TASS ngày 25/10.
DnieproGes là nhà máy thủy điện lâu đời nhất trên sông Dnepr. Ảnh: Sputnik |
Dnieproges, hay Nhà máy thủy điện Dnepr, nằm ở thành phố Zaporizhzhia do Kiev kiểm soát và ở thượng nguồn Energodar - nơi có Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (NPP). Theo ông Rogov, nếu đập bị vỡ, thành phố Zaporizhzhia và cơ sở hạt nhân sẽ bị ngập lụt.
Đập thủy điện Kakhovskaya nằm ở hạ lưu, thuộc vùng Kherson nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hệ thống làm mát cho NPP.
Nhà máy thủy điện này đã trở thành tâm điểm của các cáo buộc lẫn nhau giữa Nga và Ukraine. Tuần trước, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tuyên bố các lực lượng Nga đã đặt chất nổ và chuẩn bị cho nổ tung cơ sở này, đồng thời thúc giục một phái đoàn giám sát quốc tế đến thị sát.
Trong khi đó, phía Nga cáo buộc quân đội Ukraine cố tình nhắm vào con đập. Xa hơn nữa xuống hạ lưu sông Dnepr là thành phố Kherson, nơi sẽ bị ngập lụt nếu Kakhovskaya bị phá vỡ. Theo các quan chức khu vực, Kherson, thành phố này nằm ở bờ Tây sông Dnepr, có thể hứng chịu hỏa lực dữ dội của Ukraine khi Kiev tìm cách giành lại thành phố này từ tay Nga.
Đơn vị vận đang giảm mực nước trong hồ chứa để giảm thiệt hại tiềm tàng cho các cộng đồng ở hạ lưu, thị trưởng nói thêm.
Ông Vassily Nebenzia, Đại diện của Nga tại Liên Hợp Quốc, tuần trước cảnh báo rằng hàng nghìn dân thường có thể bị giết nếu Ukraine phá đập Kakhovskaya và kêu gọi các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngăn chặn điều đó xảy ra.
Các khu vực Kherson và Zaporizhzhia cùng với Donetsk và Lugansk đã trưng cầu ý dân và tiến hành các thủ tục sáp nhập vào Nga hồi cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Ukraine tuyên bố các cuộc bỏ phiếu đó là “giả tạo” và cam kết sử dụng vũ lực quân sự để giành lại các vùng lãnh thổ đã mất./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin