Kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ 4 để tiếp tục bầu ra các vị trí lãnh đạo chủ chốt gồm Thủ tướng, các Phó Chủ tịch và ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Ông Lý Cường trò chuyện với Chủ tịch Tập Cập Bình tại phiên họp toàn thể thứ 3 Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa XIV ngày 10/3. |
Tân Thủ tướng Lý Cường, sinh năm 1959 tại tỉnh Chiết Giang, từng có tới 40 năm làm việc tại tỉnh này. Ông làm Tỉnh trưởng Chiết Giang từ năm 2013-2016, Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô năm 2016-2017 và Bí thư Thành ủy Thượng Hải từ 2017-2022. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIX và vừa được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX tháng 10/2022.
Cũng tại phiên họp, các đại biểu đã thông qua các đề cử ông Trương Hựu Hiệp, sinh năm 1950, Ủy viên Bộ Chính trị và ông Hà Vệ Đông, sinh năm 1957, Ủy viên Bộ Chính trị, làm các Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.
Ông Ưng Dũng, sinh năm 1957, Ủy viên Trung ương Đảng, được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; ông Trương Quân, sinh năm 1956, Ủy viên Trung ương Đảng, được bầu làm Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Ông Lưu Kim Quốc, sinh năm 1955, Bí thư Ban bí thư được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia.
Mặc dù chưa từng đảm nhiệm cương vị nào trong chính quyền Trung ương, đặc biệt là Quốc vụ viện (Chính phủ), song sự nghiệp của tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường lại tập trung vào ba địa phương có nền kinh tế, tài chính giàu có và năng động hàng đầu Trung Quốc, như quê nhà Chiết Giang, tỉnh Giang Tô gần kề và thành phố Thượng Hải. Được đánh giá là có các tiếp cận khá thân thiện với giới doanh nhân và các hoạt động kinh doanh, ông Lý Cường đang được kỳ vọng sẽ giúp vực dậy nền kinh tế Trung Quốc, nhất là niềm tin của các doanh nghiệp tư nhân sau 3 năm chịu tác động nặng nề của Covid-19./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin