Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị tham gia các chuyến công du tại châu Á, chiếc xe "Quái thú" luôn thu hút sự chú ý của người dân địa phương. Các chuyến công du của các đời tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam đều gây sự chú ý. Lần này, "Quái thú" cũng sẽ vẫn giữ sức hút tương tự nếu được đưa sang Việt Nam.
Đặc điểm của "Quái thú"
The Beast, có tên chính thức là Xe của Tổng thống, là loại xe có bọc thép cấp quân sự đảm bảo an toàn, dày ít nhất 12,7 cm và cửa dày 20,3 cm, các phần có thể nặng bằng cửa cabin máy bay Boeing 757.
Sau khi đóng lại, những cánh cửa này tạo thành một lớp bịt kín không thể xuyên thủng, được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công hóa học. Các cửa sổ đều chắc chắn như nhau, có năm lớp kính và polycarbonate có thể chống lại các mối đe dọa vũ khí khác. Khung gầm và lốp xe được gia cố của Beast cho phép nó tiếp tục di chuyển ngay cả sau một cuộc tấn công.
Một phiên bản "Quái thú" những năm 2009. (Ảnh: AP) |
Bên trong Beast, có chỗ cho tối đa 4 hành khách ở phía sau, với vách ngăn có thể nâng lên chỉ bằng một nút nhấn để mang lại sự riêng tư. Bình xăng có khả năng chống nổ và chứa bọt đặc biệt giúp ngăn ngừa cháy nổ ngay cả trong trường hợp xảy ra tai nạn. Cốp xe được trang bị nguồn cung cấp oxy khẩn cấp, bình xịt hơi cay và màn khói cũng như các tính năng an ninh khác.
Ngoài lớp bọc thép, Beast còn được trang bị công nghệ tiên tiến, bao gồm một trung tâm liên lạc và hệ thống theo dõi GPS để điều hướng. Camera quan sát ban đêm được giấu bên dưới lưới tản nhiệt phía trước xe, giúp nâng cao tầm nhìn của người lái trong điều kiện ánh sáng yếu.
Lái xe Quái thú đòi hỏi một cá nhân có tay nghề cao, trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt để đảm bảo họ có khả năng điều khiển phương tiện và đảm bảo an toàn cho Tổng thống, cũng như có kỹ năng đặc biệt và tinh thần trách nhiệm.
Sau chuyến thăm Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh G-20, Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào ngày 10-11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ông Biden, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: "Tổng thống Joe Biden sẽ tới Hà Nội, Việt Nam vào ngày 10/9. Tại Hà Nội, Tổng thống Biden sẽ gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo chủ chốt khác của Việt Nam để thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam".
"Lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về các cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng quan hệ đối thoại nhân dân thông qua trao đổi giáo dục cũng như các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu và tăng cường hòa bình, thịnh vượng, ổn định trong khu vực", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết thêm.
Sau chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Joe Biden sẽ tới Alaska. Tại đây, ông sẽ dự lễ tưởng niệm niệm 22 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9.
"Quái thú" có gì đặc biệt?
Cái tên "The Beast" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2001 với xe của Tổng thống Mỹ George W. Bush. Đó là một chiếc xe được chế tạo theo yêu cầu ngay từ đầu, tích hợp nhiều chức năng được trang bị cho phiên bản hiện đại.
Đoàn xe Tổng thống Biden trong lễ nhậm chức của ông vào tháng 1/2021 (Ảnh: Jerry Glaser) |
Mẫu xe "Quái thú" hiện tại được General Motors (GM) sản xuất ở Mỹ và ra mắt vào năm 2018. Mặc dù còn rất ít thông tin chi tiết về nguyên mẫu của The Beast, nhưng người ta tin rằng nó được thiết kế dựa trên một trong những chiếc xe tải lớn hơn của GM, mặc dù được trang bị nhiều tính năng tương tự xe ô tô thông thường hơn, như những tính năng được tìm thấy trên Cadillac Escalade.
The Beast được cho là có thể nặng tới 9 tấn và có thể chứa được 7 người.
The Beast thường được sử dụng cho một số chuyến thăm quan trọng của Tổng thống Mỹ và đã được ông Biden sử dụng vào tháng 9/2022 cho lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Anh. The Beast cũng được sử dụng trong chuyến thăm đầu tiên của Biden tới Vương quốc Anh vào tháng 6/2022 sau khi ông được bổ nhiệm làm tổng thống.
Theo thời gian, "The Beast" phát triển và thay đổi để bao gồm nhiều tính năng công nghệ cao hơn, nhưng tất cả các tổng thống Mỹ kể từ ông George W. Bush đều đã sử dụng một phiên bản của nó. Tổng thống Obama nhiều lần trên xe The Beast, và Tổng thống Trump cũng là hành khách thường xuyên trên xe này.
Ông Trump từng có sự xuất hiện đáng chú ý trong "The Beast" khi xe được sử dụng trên đường đua Daytona 500 nổi tiếng.
Trong khi đó, trong chuyến đi của ông Obama tới Ireland năm 2011, chiếc xe được cho là "The Beast" từng gây chú ý vì dường như bị mắc kẹt một lúc trên đoạn đường rời khỏi đại sứ quán Dublin. Một tiếng nổ vang lên khi chiếc xe lao qua đoạn đường dốc và đám đông xôn xao. Các quan chức Mỹ sau đó phủ nhận đó là The Beast, nói rằng chiếc xe được đề cập là một chiếc limo dự phòng chở nhân viên và đội ngũ hỗ trợ.
Ngày 1/9, máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globemaster III chở theo hàng hóa phục vụ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden đã đáp xuống sân bay Nội Bài, theo Đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Tại đây, một số kiện hàng hóa bọc kín bắt đầu được đưa ra ngoài rồi chuyển lên xe tải cùng với đó là hai chiếc ô tô đặc chủng hiệu Chevrolet và Ford.
Ngày 3/9 có thêm 2 chuyến bay tương tự tiếp theo.
Ngoài "Quái thú", đoàn xe tháp tùng Tổng thống Mỹ gồm những gì?
Theo The Drive, đoàn xe của các Tổng thống Mỹ về cơ bản là một Nhà Trắng bọc thép di động, hoàn chỉnh với lực lượng ứng phó dự phòng, văn phòng thông tin liên lạc, đoàn báo chí và y tế.
Đoàn được xây dựng từ một đội xe gồm cả xe chuyên biệt và đôi khi là xe thuê. Số lượng xe có hạn, ước tính khoảng 16 đến 20 chiếc, phải lập kế hoạch cẩn thận và phối hợp hậu cần để bố trí trước các xe có khả năng nhất (và thường là mới nhất) dựa trên mức độ đe dọa và môi trường hoạt động tại mỗi điểm đến.
Bố trí đoàn xe thường được ghi nhận như sau: Đi đầu tiên là xe định tuyến (Route car) – đi trước đoàn xe và cung cấp thông tin cập nhật về lộ trình, an ninh cũng như kiểm soát giao thông song song với xe hoa tiêu (Pilot) và xe dọn đường (Sweeper);
Tiếp đến là xe hoa tiêu - hỗ trợ cho xe định tuyến;
Thứ ba là xe dọn đường - thường bao gồm các xe mô tô cảnh sát tuần tra;
Kế đến là xe dẫn đầu (Lead car) – Mũi nhọn đồng thời có vai trò đệm của đoàn xe;
Rồi đến xe dự phòng số 1 - Các Tổng thống Mỹ thường di chuyển với ít nhất một chiếc limousine làm mồi nhử an ninh và dự phòng trong trường hợp có sự cố;
Xe dự phòng số 2 và/hoặc xe của tổng thống hay còn gọi là "Quái thú", tên mã là "Xe ngựa" (Stagecoach) khi có tổng thống trên xe;
Xe hỗ trợ an ninh, tên mã: "Trung vệ" (Halfback) - chở theo các phương tiện phục vụ bảo vệ tổng thống, thường là một chiếc Chevrolet Suburban bọc thép;
Xe biện pháp đối phó điện tử, tên mã "Tháp canh" (Watchtower) - Một chiếc SUV bọc thép khác được trang bị các biện pháp đối phó điện tử mới nhất, công nghệ gây nhiễu dẫn đường tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm được thiết kế để phát hiện và vô hiệu hóa mối đe dọa vũ khí;
Xe hỗ trợ và xe điều khiển – Những phương tiện này vận chuyển các thành viên đoàn, những người có thể hỗ trợ tổng thống trong bất kỳ trường hợp nào;
Một chiếc xe "Tháp canh". |
Trực thăng Overwatch – Hỗ trợ trên không;
Xe chống tấn công của Cơ quan Mật vụ, tên mã "Diều hâu" (Hawkeye Renegade) - những chiếc SUV cỡ lớn chở mật vụ được trang bị vũ khí.
Xe của Phòng Tình báo – điều phối hoạt động an ninh bảo vệ đoàn xe và được liên kết với từng đơn vị riêng lẻ.
Xe ứng phó khẩn cấp y tế giảm thiểu tác nhân nguy hiểm hay còn gọi là "Búa" - Được trang bị các cảm biến có thể phát hiện vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hóa học, trang bị đồ bảo hộ và các thiết bị phòng thủ khác;
Xe "Diều hâu". (Ảnh: AP) |
Xe báo chí - chở đoàn Báo chí Nhà Trắng và các thành viên của các cơ quan truyền thông cấp cao đưa tin về chuyến thăm của Tổng thống;
Xe chỉ huy và điều khiển di động của Tổng thống – Giữ liên lạc an toàn cho Tổng thống với Lầu Năm Góc và đảm bảo thông tin liên lạc trong đoàn xe được duy trì;
Xe cứu thương – cung cấp phản ứng y tế ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp;
Bảo vệ phía sau - thường bao gồm các xe cảnh sát địa phương.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin