Thế giới

Israel, Mỹ… phản ứng vụ công tố viên ICC xin lệnh bắt ông Netanyahu và lãnh đạo Hamas

09:09, 21/05/2024
Sau thông tin công tố viên ICC xin lệnh bắt ông Netanyahu và lãnh đạo Hamas, phía Israel, Hamas và các bên liên quan đã có phản ứng.

Ngày 20-5, công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cho biết ông đang xin lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, lãnh đạo Hamas - ông Yahya Sinwar và một số nhân vật cấp cao khác của Hamas.

Không lâu sau thông tin trên, Israel, Mỹ, Hamas và các bên liên quan đã phản ứng.

Sau thông tin công tố viên ICC xin lệnh bắt ông Netanyahu và lãnh đạo Hamas, phía Israel, Hamas và các bên liên quan đã có phản ứng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: REUTERS

Sau thông tin công tố viên ICC xin lệnh bắt ông Netanyahu và lãnh đạo Hamas, phía Israel, Hamas và các bên liên quan đã có phản ứng.

Ông Netanyahu cho biết quyết định của công tố viên ICC là vô lý và động thái này nhằm mục tiêu vào toàn bộ Israel.

“Tôi phản đối sự so sánh của công tố viên ở The Hague [Hà Lan - nơi đặt trụ sở của ICC] giữa Israel dân chủ và những kẻ giết người hàng loạt của Hamas".

Tổng thống Israel - ông Isaac Herzog nhấn mạnh rằng “bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra sự tương đồng giữa những kẻ khủng bố tàn bạo này và một chính phủ được bầu cử dân chủ của Israel là quá đáng và không thể chấp nhận được".

Ngoại trưởng Israel - ông Israel Katz cho biết ông sẽ nói chuyện với ngoại trưởng các nước hàng đầu trên thế giới “để kêu gọi họ phản đối quyết định của công tố viên và tuyên bố rằng ngay cả khi lệnh bắt được ban hành, họ cũng không có ý định thi hành chúng đối với các nhà lãnh đạo Israel".

Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng: “Hãy để tôi nói rõ: Dù công tố viên này có ám chỉ điều gì thì không có sự tương đương giữa Israel và Hamas".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Washington bác lệnh bắt của công tố viên ICC đối với các quan chức Israel.

“Chúng tôi bác bỏ việc công tố viên đánh giá Israel ngang hàng với Hamas” - ông Blinken nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho biết Hạ viện có thể bỏ phiếu về các biện pháp trừng phạt đối với ICC nếu toà này ra lệnh bắt ông Netanyahu.

“Quốc hội đang xem xét tất cả lựa chọn, bao gồm các biện pháp trừng phạt, để đáp trả ICC và đảm bảo lãnh đạo của cơ quan này sẽ phải gánh hậu quả nếu họ tiếp tục tiến hành [lệnh bắt lãnh đạo Israel]” - ông Johnson cho hay.

Hamas
Trong một tuyên bố, Hamas cho biết nhóm này “lên án mạnh nỗ lực của công tố viên ICC nhằm đánh đồng nạn nhân với kẻ hành quyết bằng cách ban hành lệnh bắt giữ một số lãnh đạo” của Hamas.

“Hamas...yêu cầu hủy bỏ tất cả các lệnh bắt giữ được ban hành đối với các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến của người Palestine, vì nó vi phạm các công ước và nghị quyết của Liên Hợp Quốc” - theo tuyên bố của Hamas.

Nam Phi
Nam Phi là quốc gia đang kiện Israel tại Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) với cáo buộc Israel diệt chủng người dân Palestine ở Dải Gaza.

Văn phòng Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của công tố viên ICC về đơn xin lệnh bắt thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng Israel và 3 nhân vật cấp cao của Hamas “với cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người”.

“Luật pháp phải được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người nhằm duy trì nền pháp quyền quốc tế, đảm bảo trách nhiệm giải trình cho những kẻ phạm tội ác ghê tởm và bảo vệ quyền lợi của nạn nhân” - theo tuyên bố.

Theo PLO

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện