Tại phiên chất vấn chiều 6/11, đại biểu Vũ Thị Thủy nêu chất vấn về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói tin giả ở Việt Nam chủ yếu trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook và YouTube.
Việt Nam là nước cỏ chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới buộc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông làm rất quyết liệt, như ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội.
Công cụ quản lý cũng đã được xây dựng. Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia mỗi ngày có thể xử lý khoảng 300 triệu tin để phân tích, đánh giá, phân loại; hình thành các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tin giả, xấu độc.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là Facebook và YouTube, yêu cầu gỡ bỏ thông tin xấu độc. Tỉ lệ gỡ bỏ thông tin này đã tăng lên. Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017; số trang giả mạo gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. |
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang phối hợp cùng với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thu thuế các nền tảng xuyên biên giới. Hiện nhiều công ty lớn phát sinh doanh thu ở Việt Nam hàng tỷ USD nhưng chưa đóng thuế. Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục sửa các quy định liên quan đến mạng xã hội và tin giả. Đồng thời, Bộ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, coi đây là giải pháp căn cơ, để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là vô danh để rồi vô trách nhiệm.
Bộ trưởng Hùng đề nghị Quốc hội sửa đổi hình thức xử phạt cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đăng tin giả, thay vì phạt răn đe thì phạt theo doanh thu với các công ty xuyên biên giới, ví dụ khoảng 4% doanh thu.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin